Đời sống

Công nhân mong muốn được tham gia thể dục thể thao tích cực hơn

Dương Thùy
Tác giả: Dương Thùy
Nhiều bạn trẻ làm công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong các thành phố lớn rất mong muốn có được sân chơi thể dục thể thao lành mạnh. Mặc dù đồng lương ít ỏi nhưng không ít người đã trích một phần để đi tập gym, chơi bóng chuyền, thuê sân để đá bóng…
Bữa cơm mùa Covid của công nhân lao động Không tiếp cận được các gói hỗ trợ, người lao động mất việc vì dịch Covid-19 sống sao? Những địa điểm ăn uống thú vị và câu chuyện khởi nghiệp của công nhân trẻ Khởi tố vụ án sập công trình khiến 4 công nhân tử vong ở Phú Thọ
1244 z2067621475186 71dfa283e2fc9725d906e03cedb2c611
Người lao động mong muốn được tham gia các hoạt động thể thao nhiều hơn nữa. Ảnh N. Nga

Theo tìm hiểu của phóng viên Cuộc sống an toàn, đời sống tinh thần của công nhân khá tẻ nhạt. Hết giờ làm họ quay về phòng trọ nấu cơm, dọn phòng, rồi “ôm” điện thoại, thỉnh thoảng có vài “kèo" như rủ đi trà đá, uống cà phê… Nhưng như thế chưa đủ với một người trẻ, đặc biệt là nam nữ công nhân trẻ tuổi mới ngoài đôi mươi.

Quanh khu trọ của công nhân hiện nay cũng có nhiều phòng tập gym, yoga, phòng tập nhảy, sân chơi bóng chuyền, cầu lông, đá bóng… Nhưng với đồng lương ít ỏi, bao khoản chi tiêu gánh trên vai, không phải người công nhân nào cũng có thể tiếp cận được các loại hình thể thao rèn luyện sức khỏe này.

1223 z2067620299033 c6fc53fe6a6f8566bfacddcfcc031733
Anh Điền tại nơi làm việc. Ảnh N. Nga

Anh Lê Khánh An (công nhân tại Khu Chế xuất Linh Trung 1, Thủ Đức, TP HCM) kể về cuộc sống hàng ngày của mình: “Tôi năm nay 23 tuổi, theo bạn bè từ Nghệ An vào thành phố làm việc cũng được gần 3 năm. Trong ba năm này, ngoài thời gian làm việc tại công ty rồi về phòng trọ, tôi không biết làm gì khác. Trước kia hồi học cấp 3, tôi có tham gia đội bóng tại xóm và rất thích đá bóng. Nhưng từ khi đi làm, nhu cầu đó đã không còn, phần vì áp lực công việc, thời gian đi làm đã chiếm trọn một ngày, phần vì không có tiền, không biết tham gia các hoạt động thể thao ở đâu. Cho nên, nhiều ngày chủ nhật ở phòng trọ không có việc gì làm thì xin đi tăng ca; không tăng ca thì chơi game cho hết ngày nghỉ.”

An cũng chia sẻ mong muốn của mình được tham gia các hoạt động thể thao nhiều hơn mà công ty tổ chức hàng năm, hoặc được tổ chức Công đoàn tạo điều kiện cho anh chị em công nhân xa quê tìm được niềm vui tinh thần.

1009 z2067616114254 c1c6a1ef16268178fbdc96dc3ee053d0
Anh Điền trong phòng tập gym. Ảnh N. Nga

Anh Điền (công nhân tại Khu Công nghiệp Bình Dương) bị khuyết cả hai chân nhiều năm nay vì tai nạn lao động. Nhưng tinh thần thể thao của anh vẫn luôn mãnh liệt, anh tham gia tập gym gần nhà sau giờ làm. Những người bạn của anh trong phòng tập đều rất khâm phục ý chí của anh.

Chia sẻ về mình, anh Điền nói: “Tôi không may bị tai nạn lao động khi làm việc, mất hai chân, trải qua nhiều khó khăn, được bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình động viên, tôi đã lấy lại được cân bằng. Hiện tại tôi tập gym để nâng cao sức khỏe vì đặc thù công việc khiến tôi ngồi nhiều. Phòng tập gym cũng là nơi tôi gặp gỡ được nhiều bạn bè, cuộc sống vì thế mà đỡ nhàm chán, buồn tẻ hơn.”

1508 z2067622578468 0b761f885e31f8a05d7f64f5ce6c6ae3
Các cấp công đoàn cần chú trọng đến đời sống tinh thần của người lao động. Ảnh N. Nga

Là người đam mê thể thao, thích đá bóng, chị Hồng (hiện đang làm việc tại Khu Công nghiệp Việt Hương) không bỏ qua bất cứ giải đấu nào của công ty. Không những thế, nếu có cơ hội chị cũng tham gia nhiều trận bóng giao hữu giữa các anh chị em công nhân tự tổ chức.

“Mình nghĩ rằng đá bóng và nhiều môn thể thao khác sẽ rất tốt cho sức khỏe, ai cũng mong muốn được chơi. Công nhân tụi mình tuy dành nhiều thời gian tại xưởng nhưng nhu cầu về đời sống tinh thần không thể thiếu. Cho nên mình tận dụng các giải đấu mà công ty tham gia để được thỏa niềm đam mê”, chị Hồng chia sẻ.

Công nhân mong muốn được tham gia thể dục thể thao tích cực hơn
Gia đình người lao động trong trò chơi nhảy bao bố. Ảnh N.Nga

Thiết nghĩ, ngoài việc chăm lo đời sống vật chất cho công nhân, người lao động, các cấp công đoàn, ban, ngành chức năng cũng cần chú trọng đến đời sống tinh thần cho họ. Công nhân là đối tượng lao động đặc thù, chiếm tỷ lệ lớn tại các thành phố lớn hiện nay. Bên cạnh việc quan tâm về nhà ở, trường học thì môi trường rèn luyện thể dục, thể thao, đời sống tinh thần cho công nhân cũng rất cần được chú ý.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27,7 triệu, hơn 900 ...

Những địa điểm ăn uống thú vị và câu chuyện khởi nghiệp của công nhân trẻ Những địa điểm ăn uống thú vị và câu chuyện khởi nghiệp của công nhân trẻ

Gần đây, các hội nhóm công nhân xôn xao rủ nhau tới các quán ăn vặt "nhất định phải thử" gần khu công nghiệp. Trong ...

Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ

Một năm học mới lại bắt đầu. Người công nhân đã "méo mặt" với dịch bệnh, công việc, các khoản chi tiêu, nay lại ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm