Đời sống

Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Một năm học mới lại bắt đầu. Người công nhân đã "méo mặt" với dịch bệnh, công việc, các khoản chi tiêu, nay lại lo thắt lòng kiếm tiền mua sách cho con. Những chiếc cặp sách căng phồng, trĩu nặng trên tấm lưng con trẻ...
Sách tham khảo “không bắt buộc” nhưng vẫn phải “bổ trợ” Một ngày mới được sống theo cách cũ Gần 23 triệu học sinh và lễ khai giảng đặc biệt
2442 sach cho hyc sinh thyt long cha my cuocsongantoanvn 1
Để cho con đi học, nhiều cha mẹ công nhân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh phải vất vả xoay xở mua sách vở cho con. Ảnh minh họa: Các cháu học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Tích Lương, thành phố Thái Nguyên trong ngày khai giảng năm học mới 2020 - 2021. Ảnh của baotainguyenmoitruong.vn

Hôm qua là ngày đầu tiên học sinh đến trường. Tâm trạng phụ huynh vui buồn lẫn lộn. Vui vì dịch bệnh đã giảm, có lúc tưởng các cháu sẽ phải học một kỳ online; buồn vì các khoản chi cho con đầu năm học mới không hề nhẹ, mà sách cho các con là một trong số đó. Tôi nói là sách chứ không phải sách giáo khoa, vì theo cá nhân tôi, sách giáo khoa là loại sách chuẩn mực không thể thiếu cung cấp kiến thức cho học sinh tại trường học với tất cả ý nghĩa cao quý, sang trọng của từ này.

Nhiều anh chị công nhân đã bàn tán chuyện mua sách học cho con trên mạng xã hội từ cả tuần nay. Mức giá hơn tám trăm nghìn một bộ sách lớp một làm nhiều anh chị kêu trời. “Đắt” có “xắt ra miếng không”? Có phải loại sách nào cũng thật sự cần thiết không? Báo chí đưa tin Bộ Giáo dục quán triệt các trường không được thu khoản nào khác ngoài quy định; một số vị làm giáo dục khẳng định phụ huynh có quyền lựa chọn sách để mua. Nhưng có phải như thế?

2509 sach cho hyc sinh tryu lyng con thyt long cha my cuocsongantoanvn 5
Các cháu học sinh với chiếc cặp sách trĩu nặng. Ngoài khoản tiền mua sách tốn kém, các cháu phải học vất vả, đã có nghiên cứu chỉ ra, việc các cháu đeo cặp sách nặng có thể ảnh hưởng tới cột sống lưng. Ảnh minh họa của giaoduc.net.vn

Một số bạn công nhân chụp bảng kê danh mục sách lớp một phải mua cho con, giá tiền và viết trên mạng xã hội: “Mình thất nghiệp, hai đứa con, giờ ăn còn không đủ, lấy đâu tiền mua bằng này sách?”; “Thương các con quá, chả lẽ thôi không mua sách hay cho con nghỉ học. Mà sắm sách vở, đóng học cho hai đứa xong thì cả nhà treo niêu”; “Đại dịch Covid biết bao nhiêu người mất việc làm, mà giá một bộ sách giáo khoa lớp một là 807 nghìn. Đáng suy ngẫm lắm ạ”...

Tôi cũng là phụ huynh học sinh, tôi chia sẻ nỗi lo thắt lòng của anh chị em công nhân. Sách mới chỉ là một phần của các khoản chi cho con đi học. Còn bao nhiêu thứ khác. Còn tiêu pha, sinh hoạt của cả nhà... Tôi nghĩ, con cái đi học thì phải mua sách, đóng tiền, điều đó là hiển nhiên. Không ai bỏ tiền cho không sách học cho con mình. Không ai uống nước lã đi dạy học. Nhà trường không tự nhiên khang trang. Đồ dùng học tập không từ trên trời rơi xuống. Hàng cây không tự nó gọn gàng. An ninh khu trường không tự nhiên được bảo đảm... Nhưng thế nào là đủ và hợp lý?

2448 sach cho hyc sinh thyt long cha my cuocsongantoanvn 4
Chiếc cặp sách "to hơn người" trĩu nặng trên những tấm lưng con trẻ. Hình ảnh rất phổ biến tại các ngôi trường ở nước ta. Vì thế, khoản tiền mua sách đầu năm khiến nhiều bậc cha mẹ công nhân lo thắt lòng. Ảnh giaoduc.net.vn

Dù con tôi đã học đại học, tôi vẫn nhớ cảm giác nhói lòng những ngày đưa đón con từ các bậc học phổ thông. Thằng bé nhỏ xíu đeo chiếc ba lô oằn vai, trong đó có đến mấy ki-lô-gam sách vở. Tôi không hiểu tại sao người ta làm nhiều loại sách thế để nhồi cho trẻ con học. Đã đành học là tốt, học gì đều quý; nhưng trẻ cũng cần được vui chơi. Mà sách thì phụ huynh như tôi nhìn vào hoa cả mắt. Sách chính thức, sách tham khảo, sách nâng cao... Phí phạm nhất là sách chỉ dùng một lần, học sinh viết thẳng vào sách rồi bỏ; đứa em lứa sau lại mua sách mới...

Chắc chắn năm học này những ông bố, bà mẹ công nhân vất vả hơn nhiều so với những năm qua. Có công việc, có thu nhập, để lo cho con, họ chỉ phải tằn tiện thêm một chút. Nhưng dịch bệnh, mất việc, thất nghiệp, nghỉ việc luân phiên, đến một đồng kiếm được cũng khó khăn. Bộ sách cho học sinh lớp một gần một triệu đồng to bằng cả mười triệu đồng năm ngoái.

2454 sach cho hyc sinh tryu lyng con thyt long cha my cuocsongan toanvn 3
Các cháu Trường Mầm non Hoàng Thị Loan tại phường Bến Thủy, thành phố Vinh trong Ngày Hội đến trường của bé. Đây là ngôi trường mầm non lớn nhất ở Nghệ An dành cho con công nhân lao động. Ảnh baodansinh.vn

Có hay không chuyện kinh doanh giáo dục, coi đó là một thị trường béo bở với hàng chục triệu người - mà ở đó phụ huynh có thể chịu đói, chịu rét chứ không nỡ để con thất học, vẫn sẵn sàng vay mượn, mở hầu bao - để kinh doanh? Nếu có chuyện đó thì phụ huynh vẫn sẽ phải mua những cuốn sách chỉ để cho con trẻ gùi trĩu những tấm lưng nhỏ bé.

Một ngày mới được sống theo cách cũ Một ngày mới được sống theo cách cũ

Ngày khai trường, tôi thấy nao nao. Nhớ cái không khí hơn 40 năm qua từng được hưởng.

Hỗ trợ người dân đổi xe máy “quá đát” Hỗ trợ người dân đổi xe máy “quá đát”

Đề xuất hỗ trợ 2 – 4 triệu đồng khi người dân ở Hà Nội đổi xe máy quá đát, đang được nhiều người ...

Ông Đoàn Ngọc Hải                         Ông Đoàn Ngọc Hải "màu hồng"

Việc ông Đoàn Ngọc Hải mua xe chở bệnh nhân nghèo miễn phí đang thu hút dư luận. Có người nói ông làm màu ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm