Hướng đi nào cho doanh nghiệp và công nhân ngành Dệt may hiện nay?Kỳ vọng nhiều nhưng người lao động ngành Dệt may không được thụ hưởngNgười lao động Dệt may khó tiếp cận gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng |
![]() |
Công nhân ngành Dệt may của Việt Nam đang gặp khó khăn do Covid-19. |
Thông tin trên được đưa ra bởi Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ). Theo đó, khoảng 2 triệu người lao động dệt may ở 7 nước sẽ nhận được sự hỗ trợ, gồm Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Lào, Ethiopia và Madagascar.
Theo Bộ trưởng BMZ Gerd Müller, Covid-19 đang gây tác động đặc biệt nghiêm trọng tại các nước nghèo. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ, các hợp đồng bị hủy và hàng triệu người mất việc làm, trong đó các ngành Công nghiệp phụ trợ, ngành Dệt may bị ảnh hưởng nặng nề.
![]() |
Công nhân làm việc trong xưởng may - Ảnh: Đ. Trọng |
Bên cạnh đó, nhiều nhà máy thiếu bảo hộ cho người lao động trước nguy cơ lây nhiễm. Từ thực tế này, Chính phủ Đức sẽ chi 14,5 triệu euro để hỗ trợ 7 nước đang đặc biệt gặp khó khăn do đại dịch nhằm giúp ổn định ngành Dệt may ở những nước này, qua đó hỗ trợ cho khoảng 2 triệu người lao động đang làm việc trong lĩnh vực dệt may.
Với dự án hỗ trợ này, các bà mẹ và nhất là những lao động đang đặc biệt gặp khó khăn, sẽ nhận được khoản hỗ trợ thanh toán một lần. Ngoài ra, Đức cũng sẽ hỗ trợ mở rộng quy mô xét nghiệm để bảo vệ sức khỏe y tế cho người lao động.
![]() |
Công nhân ngành Dệt may có cơ hội nhận được hỗ trợ từ Đức. |
Theo TTXVN tại Berlin cho hay, gói hỗ trợ của Đức được triển khai trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ khẩn cấp do Covid-19 của BMZ nhằm củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng y tế, cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm và thúc đẩy các biện pháp đảm bảo việc làm ở các nước đang phát triển.
Cùng với sự đồng thuận của Bộ Lao động và Xã hội Liên bang Đức (BMAS), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được ủy quyền triển khai kế hoạch giúp ổn định ngành Dệt may có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế ở 7 nước đặc biệt bị tác động do đại dịch Covid-19 nêu trên, cũng như thực thi các biện pháp nhằm giúp người lao động có thể phòng vệ tốt hơn trước dịch bệnh nguy hiểm này.
Dệt may là một trong những ngành sản xuất chịu tác động nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19. Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2020, sản xuất dệt chỉ tăng 2,8%, bằng 1/3 so với cùng kỳ 2019; sản xuất trang phục tháng 6 tăng 17,5% so với tháng 5 nhưng tính chung 6 tháng vẫn giảm gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái. |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27,7 triệu, hơn 900 ... |
![]() Gần đây, các hội nhóm công nhân xôn xao rủ nhau tới các quán ăn vặt "nhất định phải thử" gần khu công nghiệp. Trong ... |
![]() Một năm học mới lại bắt đầu. Người công nhân đã "méo mặt" với dịch bệnh, công việc, các khoản chi tiêu, nay lại ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
