Đời sống

Bữa cơm mùa Covid của công nhân lao động

Hoàng Nhung
Tác giả: Hoàng Nhung
Bị giảm thu nhập do ảnh hưởng bởi Covid-19, bữa cơm hằng ngày của công nhân không còn đầy đủ như trước, chỉ lác đác toàn rau, trứng, cá khô, vài quả cà pháo... Để đảm bảo dinh dưỡng lại chi tiêu hợp lý, mỗi công nhân phải tự tìm ra những phương án, tháo gỡ khó khăn cho riêng mình.
Những bữa cơm ấm lòng người lao động khó khăn mùa dịch Bữa cơm trưa có giá bằng nụ cười Bữa cơm công nhân và bài toán lòng tin
3536 img 0955
Chợ Mun (Đông Anh, Hà Nội) - nơi nhộn nhịp công nhân quanh KCN Bắc Thăng Long tụ tập sau mỗi giờ tan tầm để mua thực phẩm cho bữa cơm gia đình.

Chợ Mun (Đông Anh, Hà Nội) - nơi được coi là “thiên đường ẩm thực” của công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại Khu Công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long, là khu chợ luôn nhộn nhịp người qua lại mỗi khi tan tầm. Công nhân thường có thói quen ghé qua chợ mua mớ rau, lạng thịt hay vài con cá… để chuẩn bị cho bữa tối.

Giữa thời điểm Covid-19 đang trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của CNLĐ, giá cả thực phẩm cũng có nhiều biến động. Cụ thể, các loại thực phẩm như thịt lợn liên tục tăng giá, thậm chí các loại rau, củ cũng tăng hơn so với mọi khi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến mâm cơm của nhiều gia đình công nhân. Để đảm bảo cân đối giữa mức lương và chi tiêu cho cuộc sống, công nhân buộc phải cân đong, đo đếm thật kỹ lưỡng mỗi lần đi chợ.

3527 img 0952
Thực phẩm tăng giá ảnh hưởng đến bữa cơm hằng ngày của công nhân.

Là công nhân có thâm niên 5 năm tại Công ty TNHH Chiyoda Việt Nam, chị N.H.T (quê Ba Vì) cũng lao đao vì bị ảnh hưởng việc làm do dịch bệnh. Chị kể: “Cũng may là mình làm lâu rồi nên không sợ bị mất việc. Một số công nhân mới vào làm gặp đúng đợt Covid-19 này thì xác định hết hợp đồng thử việc là chấm dứt luôn. Hiện tại thu nhập bình quân hàng tháng của mình vào khoảng gần 6 triệu đồng. Bọn mình không được tăng ca như trước, chỉ làm giờ hành chính hoặc hết ca làm là về”.

Từ quê lên thành phố làm công nhân, nỗi lo của chị T. không chỉ là vấn đề cơm áo gạo tiền, mà còn phải chắt chiu từng đồng để gửi về quê cho bố mẹ. “Với tháng lương khoảng 6 triệu đồng/tháng và không được tăng ca, những chi phí thuê trọ, sinh hoạt phí đã mất khoảng 1/3 lương. Ngoài ra mình vẫn phải tính toán để bỏ được một khoản nhỏ để gửi về cho bố mẹ ở quê. Đợt trước khi chưa bị ảnh hưởng bởi dịch, có những tháng chăm chỉ mình cũng được gần chục triệu. Tuy nhiên hiện tại thì khó khăn lắm”, chị T. kể.

“Đồng lương công nhân ít ỏi mà hết thịt lợn tăng giá, giờ lại đến rau cũng tăng nên mình phải chắt bóp chi tiêu hàng ngày. Bình thường mua 30 nghìn tiền thịt được 2 - 3 lạng ăn 2 bữa, giờ chỉ mua đủ ăn cho một bữa. Vì thế mình hạn chế ăn thịt, thay vào đó là trứng, đậu, cá khô…”, chị T. chia sẻ.

2805 119045846 735773496984240 6217380604451794853 n
Mặc dù phải thắt chặt chi tiêu trong gia đình nhưng mỗi công nhân đều có những cách riêng để cắt giảm, đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Một thân một mình lên Hà Nội làm công nhân, cho đến thời điểm hiện tại đã ngót nghét 5 năm. Chị T. cho biết đây có lẽ là đợt khó khăn nhất sau thời gian đầu chị bỡ ngỡ lên Hà Nội tìm kiếm việc làm. Chị nói: “Mình chưa có gia đình nên ăn uống cũng đơn giản, chẳng cầu kỳ, có khi mệt quá mình cũng ngại nấu nướng, bỏ bữa luôn hoặc ăn tạm gói mỳ tôm hay cái bánh mỳ lót dạ. Trung bình chi phí sinh hoạt mỗi tháng của mình vào khoảng hơn 2 triệu - gần 3 triệu một tháng. Vì tiền thuê trọ khá cao nên tiền ăn uống, sinh hoạt mình luôn phải chắt bóp từng đồng”.

Chia sẻ về lý do thường xuyên “cắt” bữa tối, chị T. bộc bạch: “Một phần vì ở một mình không muốn bày vẽ, phần khác cũng muốn cắt giảm chi phí được đồng nào hay đồng ấy”. Mặc dù biết là ảnh hưởng đến sức khỏe, thiếu năng lượng để làm việc nhưng chị vẫn làm. Tất cả cũng chỉ gói gọn vào hai chữ “tằn tiện” để vượt qua giai đoạn dịch khó khăn này.

2758 118792778 635182144068017 2460395592885064914 n
Chị L.T.M - công nhân Công ty TNHH Toto Việt Nam.

May mắn hơn chị T., chị L.T.M - công nhân Công ty TNHH Toto Việt Nam, mặc dù bị ảnh hưởng do Covid-19 nhưng chị lại bớt được một khoản thuê phòng trọ bởi gia đình chồng chị hiện đang sinh sống gần khu vực KCN Bắc Thăng Long. Sống trong gia đình có nhiều thế hệ, việc chi tiêu bữa ăn hằng ngày đối với chị M. cũng là một bài toán khó. Chị kể: “Gia đình mình gồm 6 người, mỗi bữa phải bỏ ra gần 100 nghìn vì giá cả thực phẩm đắt đỏ. Bị ảnh hưởng bởi Covid-19, mình và chồng đều không có thu nhập làm thêm, lương cứng cũng chỉ 5 - 6 triệu mỗi người. Chính vì thế để vừa duy trì dinh dưỡng cho đại gia đình vừa thắt chặt chi tiêu, mình chọn cách mỗi bữa giảm bớt thịt, thay vào đó là các món phụ như trứng hoặc đậu phụ”.

Thu nhập bình quân của công nhân giảm, thực phẩm tăng giá đã khiến những bữa ăn trở lên đạm bạc hơn. Bên cạnh việc chắt bóp, giảm lượng thức ăn của mỗi bữa, nhiều CNLĐ chọn cách mang đồ ăn ở quê lên tích trữ nhằm giảm thiểu phần nào chi phí sinh hoạt.

2816 119056304 605319343682662 880979671348641832 n
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/9 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/9

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27,7 triệu, hơn 900 ...

Những địa điểm ăn uống thú vị và câu chuyện khởi nghiệp của công nhân trẻ Những địa điểm ăn uống thú vị và câu chuyện khởi nghiệp của công nhân trẻ

Gần đây, các hội nhóm công nhân xôn xao rủ nhau tới các quán ăn vặt "nhất định phải thử" gần khu công nghiệp. Trong ...

Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ

Một năm học mới lại bắt đầu. Người công nhân đã "méo mặt" với dịch bệnh, công việc, các khoản chi tiêu, nay lại ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm