![]() |
Trong 2 ngày cuối của đợt nghỉ Tết, hàng nghìn du khách từ TP.HCM và các địa phương lân cận đã đổ về Đà Lạt để tham quan, du lịch. Ảnh: TÂY NGUYÊN (Zing.vn) |
Sau những ngày đại dịch kinh hoàng, đường phố im lìm, hàng quán kín cửa, nhà nhà "chôn chân" và làm ăn ngưng trệ thì dù ở Nha Trang, Đà Lạt, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... cảnh tượng sống động này là một tín hiệu đáng mừng, một chỉ dấu cho thấy mọi việc đang tốt lên.
Có thể mai sẽ lại vắng dần, hoạt động bình thường phải chờ đến khi khách quốc tế đông đúc, dân tình đi lại dễ dàng và tiền bạc kiếm nhiều hơn nhưng ít nhất những gì đang diễn ra cũng cho thấy sống chung và chế ngự Covid chẳng phải là bất khả thi.
"Chỉ trong 5 ngày, TP Nha Trang (Khánh Hòa) đã đón tiếp đến 65.500 lượt khách, tăng gần 241% so với cùng kỳ năm 2021". Tương tự, "Chỉ trong 3 ngày, tỉnh Thừa Thiên Huế đón khoảng 47.000 lượt khách" hay "Đà Lạt đón gần 70.000 du khách ba ngày đầu năm mới"... là những con số biết nói, hiện thực hóa "giấc mơ" Tết Nhâm Dần vui tươi hơn nhiều những gì chúng ta từng e ngại 1, 2 tháng trước. Rồi cũng như bao đại dịch khác, Covid cũng không thể gieo rắc và lấn át con người được mãi.
Nếu 3 tháng trước đọc những dòng sau, không ít người nghĩ đó sẽ là chuyện viễn tưởng "Các tuyến đường cả ở trung tâm và ngoại ô thành phố Đà Lạt kẹt xe đến mùng 5 Tết, khách sạn đều không còn phòng trống. Từ trưa mùng 3 Tết, đèo Prenn xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài, ô tô, xe máy nối đuôi nhau dài cả cây số".
Hay bảo rằng ngay cả thuê xe máy ở Nha Trang cũng cực kì khó khăn suốt 5 ngày Tết và quán ăn thì tìm chỗ trống khó như thời du lịch hoàng kim nhất sẽ ít ai tin. Nhưng những chuyện bực mình... dễ chịu ấy đã hiện hữu quá rõ khi cả nước đã dần trở lại cuộc sống bình thường cũ và khoác lên mình một tấm áo Xuân mới mẻ vui mắt hơn.
Từ chiều tối mùng 3 Tết rồi suốt mấy ngày qua, bà con ở miền Tây lại tạm biệt quê nhà để tất tả trở lên Sài Gòn chuẩn bị cho những ngày mưu sinh sắp tới. Sẽ lại vất vả như những ngày đã qua và tương lai phía trước vẫn còn nhiều lo toan sau những ngày kinh hoàng buộc phải rời khỏi Sài Gòn nhưng giờ đây họ trở lại với tâm thế khác.
Covid-19 không còn là "ngáo ộp" chực chờ bất ngờ cuốn đi hay đóng sập mọi thứ như trước đây bởi cả nước, từ doanh nghiệp đến Chính phủ, cả người lao động lẫn doanh nhân lớn đều đã đầy đủ biện pháp để "thích ứng an toàn" và không còn gián đoạn làm ăn, sinh hoạt.
Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu,... tràn ngập du khách, kẹt xe, tắc đường, khách sạn đông đúc, chỗ ăn đông nghẹt người và giá cả nhảy múa lại tái diễn... Đâu đó không tránh khỏi những tiếng thở dài hoặc phàn nàn khó chịu và cả những bế tắc khi người dân miền Tây vẫn phải rời quê kiếm sống cực nhọc hay du khách vẫn bị "chặt chém" khi ai đó có cơ hội.
Nhưng mở lòng và hoan hỉ hơn thì đó là những chỉ dấu cho thấy cuộc sống chúng ta đang trở lại bình thường và Covid-19 không còn là ám ảnh, sợ hãi rồi mọi thứ sẽ về lại như mới nửa năm trước. Xã hội cần đa màu và sức sống sôi động như vậy chứ không phải là im lìm, cấm đoán và dây giăng đầy thành phố như những tháng ngày không ai muốn tái diễn.
Những ngày Tết đã qua, ai sẽ trở về nơi đó để mưu sinh kiếm sống, trẻ đến trường, phụ huynh quay lại làm việc như thời chưa hề có Covid và cuộc sống này cả những vui vẻ, lo toan lẫn những ồn ào, tấp nập đang hồi phục dần. Không quá kỳ vọng, chẳng nên chủ quan và khó khăn vẫn còn đó nhưng nhìn những gì đang diễn ra chúng ta vẫn nghĩ Nhâm Dần sẽ tốt hơn 2 năm ngập tràn Covid vừa qua.
![]() Ca dao xưa về mùa Xuân, đặc biệt liên quan đến Tết nhất có những câu phổ biến, nhiều người vẫn nhớ: "Tháng Giêng là ... |
![]() Vẫn biết bản chất của mùa Xuân mà đỉnh cao là Tết Nguyên đán cổ truyền là hội ngộ, sum vầy nhưng dù vậy, có ... |
![]() 4 tháng trước, ngay cả khi Chính phủ đã quyết định “sống chung với Covid-19” và TP. HCM - tâm dịch của cả nước quyết ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
