Tìm một niềm vui trong những ngày buồn Ca sĩ Thủy Tiên và từ thiện hợp pháp Bình - Tĩnh - Trị - Thiên |
![]() |
Nhiều nơi tổ chức gói và vận chuyển bánh chưng gửi vào miền Trung. Ảnh: TP |
Hàng vạn chiếc bánh chưng từ khắp mọi miền Tổ quốc này được gửi tới miền Trung, nơi đồng bào đang gồng mình trước lũ.
Tại sao lại là bánh chưng, bánh tét?
Bánh chưng, bánh tét là “hiện tượng”, là “phát minh” trong đợt mưa lũ lịch sử này. Bánh chưng đã giải quyết được vấn đề khó nhất với bà con trong lũ: Nước sạch. Mỳ tôm, gạo đều cần nước để nấu. Lương khô cũng rất khó nhai nếu thiếu nước. Chưa kể, bánh chưng đầy đủ dinh dưỡng lại khá ngon miệng.
Điểm yếu duy nhất của bánh chưng là không bảo quản được lâu. Tuy nhiên, với việc vận chuyển bánh chưng kèm những lương thực quen thuộc như gạo, mỳ tôm, lương khô, bánh chưng có thể ăn ngay trong vài ngày. Ngon, no và giàu dinh dưỡng. Những lương thực kia sẽ để tích trữ cho những ngày sau này. Bánh chưng còn có một lợi thế rất lớn khác để nhanh chóng trở thành “hiện tượng”. Đó là ai cũng có thể tham gia hỗ trợ đồng bào được. Người có của góp của, người có công góp công.
Bạn tôi ở Mang Yang, Gia Lai, đang nấu bánh ngày đêm không ngừng nghỉ. Khi viết đề tài này tôi định hỏi bạn rất nhiều. Song, vì bận nấu bánh và điều phối các chuyến hàng cứu trợ, tôi chỉ hỏi mọi người có hưởng ứng không?
Bạn kể: Sáng có 2 cụ trên 80 tuổi xuống sớm lắm. Các cụ không có tiền nhưng muốn góp sức mình. Bọn mình gửi 2.000 cái có đóng gói, hút chân không để bảo quản được lâu hơn vào miền Trung rồi. Giờ lại gói lượt mới. Ở đây, mọi người thời gian nhàn rỗi nhiều, ai cũng mừng vì có thể dùng thời gian ấy hỗ trợ được đồng bào.
Tôi chợt nhớ về gia đình, những ngày Tết. Những ngày đoàn viên ấm cúng, gia đình mỗi người mỗi việc, bên nồi bánh chưng. Và nay, giữa cơn khốn khó từ đồng bằng tới vùng núi, từ làng chài ven biển tới vỉa hè đô thị, những bếp lửa hồng vẫn thao thức cả đêm, cả ngàn người vẫn miệt mài gói bánh. Tất nhiên, những ngày này không phải những ngày vui. Song, cái cảm giác ấm cúng “một nhà” từ khắp nơi chưa bao giờ hữu hình đến thế.
Trong sâu thẳm, cái cách người Việt đang đối mặt với thiên tai qua nồi bánh chưng làm nhiều bên cảm thấy ấm áp: người hỗ trợ vật chất, những người trực tiếp tham gia làm bánh, chuyển bánh, và đương nhiên là cả những người nhận bánh. Và khi nhìn vào những ánh lửa bên nồi bánh chưng ấy, chúng ta mới thấy những tranh cãi gần đây vô bổ biết chừng nào. Bởi chẳng thước đo nào có thể đong đếm được tình cảm. Chẳng đơn vị nào có thể tính toán chi li được những đêm dài thức trắng thay củi hay những đôi tay nhăn đi vì rửa cả vạn cái lá...
Dù có tranh cãi thế này thế kia, dù có nỗ lực từng đồng xu cắc bạc trong công cuộc mưu sinh bộn bề thì khi đồng bào gặp nạn, mọi thứ chỉ còn một mục tiêu duy nhất: sát cánh cùng nhau bằng tất cả những gì có thể để cùng nhau đi qua giông bão.
Và, suy cho cùng, một trong những điểm sáng le lói giữa đêm dài xót xa này là ánh lửa từ những nồi bánh chưng. Ánh lửa ấy nhóm lên trong mỗi người tình cảm thiêng liêng về gia đình, về cha ông, và về truyền thống tương thân tương ái.
Xa hơn, câu chuyện bánh chưng hôm nay nhắc nhớ chúng ta về truyền thuyết Lang Liêu, về vũ trụ quan trời tròn đất vuông của cha ông. Và, nó còn khơi gợi những điều thẳm sâu hơn hết thảy: Lòng trắc ẩn với hai tiếng “đồng bào”.
Những chiếc lá bọc những chiếc lá để có một cái bánh vuông vức ngon lành. Những tấm lòng, những cảnh ngộ gói ghém, đùm bọc nhau để cùng chung tay xây dựng cơ đồ trên mảnh đất gian lao mà quá đỗi thương yêu này.
![]() Hơn một tuần qua, có không ít cá nhân, tổ chức đứng lên kêu gọi sự đóng góp tiền, hiện vật để giúp đỡ người ... |
![]() Bằng việc tự mình đứng ra kêu gọi quyên góp được từ các cá nhân và tổ chức hơn 105 tỷ đồng để ủng hộ ... |
![]() Trong những ngày qua, công đoàn các cấp trên địa bàn các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng kêu gọi ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
