Tăng lương tối thiểu vùng: Trách nhiệm công đoàn trước hàng triệu người lao động |
Huy động tập trung mọi nguồn lực
Tại Trung tâm thảo luận số 1, chiều 1/12/2023, trong khuôn khổ Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đồng chí Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cho rằng, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã rất lắng nghe, ban hành kịp thời nhiều quyết định, trong đó có Quyết định 2606. Đây là quyết định ra đời từ yêu cầu thực tiễn của Bắc Ninh, Bắc Giang trong bối cảnh là tâm dịch của cả nước khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát mạnh.
Điều này thể hiện sự thấu hiểu, chia sẻ và thích ứng linh hoạt của công đoàn trong các điều kiện mới với nhiều khó khăn, thử thách.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh tham gia thảo luận tại Trung tâm thảo luận số 1. Ảnh: HN |
“Tổ chức Công đoàn đã chủ động triển khai các hoạt động chăm lo cho NLĐ, mỗi địa phương có cách làm riêng nhưng tựu trung lại chưa bao giờ chúng ta thấy vai trò của cán bộ công đoàn và tổ chức Công đoàn rõ như thời điểm đó. Nhiều cộng đồng dân cư chúng tôi đến, người ta chia sẻ, bây giờ mới thấy công đoàn làm những việc như thế này và họ rất ngưỡng mộ cán bộ công đoàn và tổ chức Công đoàn”, đồng chí Vân Hà chia sẻ.
Chưa bao giờ tổ chức Công đoàn ban hành nhiều chính sách dành cho NLĐ như thời gian dịch Covid-19 và cũng chưa bao giờ chúng ta chi nguồn lực tài chính lớn như thế dành trực tiếp cho NLĐ.
Không phân biệt là trong và ngoài quan hệ lao động, người lao động do đơn vị mình quản lý hay đơn vị khác quản lý, khi dịch bùng phát ở đâu thì tất cả đoàn viên, NLĐ cả nước đều hướng về đó.
Với 3 khâu đột phá được xác định tại văn kiện Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Bắc Ninh thể hiện sự đồng tình và nhất trí cao, đặc biệt là đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động.
“Khâu đột phá này được đưa lên đầu tiên, khác với trước đây tổ chức Công đoàn thường chỉ được nói đến ở chức năng chăm lo, trong khi chức năng đại diện vẫn còn mờ nhạt. Khâu đột phá này là một cách tiếp cận, nhiệm vụ cấp bách mà công đoàn cần vào cuộc, nhất là trong bối cảnh tới đây khi có sự cạnh tranh với các tổ chức đại diện khác cho NLĐ đã được Bộ luật Lao động cho phép được thành lập”, đồng chí Vân Hà nhấn mạnh.
![]() |
Các đại biểu chủ trì và tham gia tại Trung tâm thảo luận số 1. Ảnh: PV |
Đồng chí cho biết thêm, quan điểm của Bắc Ninh, muốn giải quyết căn cơ các vấn đề của NLĐ, lợi ích của NLĐ muốn được bền vững thì cần có hệ thống chính sách pháp luật, hệ thống an sinh xã hội đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, từ xã hội đến doanh nghiệp. Cho nên, ngoài việc đại diện cho NLĐ trong các thương lượng tập thể, kí kết thỏa ước lao động tập thể, công đoàn còn quan tâm, tham mưu, phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương trong việc tham gia xây dựng hệ thống chính sách pháp luật tại địa phương tạo mặt bằng chung cho NLĐ.
“Chăm lo cho NLĐ không phải là trách nhiệm riêng của tổ chức Công đoàn, mà chúng ta muốn chăm lo tốt là phải huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn giáp khu công nghiệp, nơi có nhiều công nhân thuê trọ”, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh nêu rõ.
Video: Đồng chí Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh tham gia thảo luận tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Biến thách thức thành cơ hội
Nhìn nhận về thách thức đối với tổ chức Công đoàn khi tới đây sẽ có các tổ chức khác đại diện cho NLĐ được thành lập tại doanh nghiệp, đồng chí Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch Công đoàn cấp trên cơ sở thuộc LĐLĐ TP HCM cho rằng đây cũng là cơ hội để tổ chức công đoàn làm mới mình.
“Luật Lao động cho phép thành lập tổ chức đại diện cho NLĐ tại doanh nghiệp, nhưng cho đến nay Chính phủ chưa ban hành Nghị định hướng dẫn. Theo tôi, đây là một cơ hội, khi chưa có hướng dẫn cụ thể thì chúng ta cần tăng tốc hơn nữa để thu hút nhiều hơn NLĐ gia nhập tổ chức Công đoàn.
Không cách nào khác, công đoàn cần trau dồi, hoàn thiện, nâng tầm mình lên để xứng đáng là tổ chức đại diện, chăm lo và bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Cán bộ công đoàn cần tự thay đổi mình theo hướng tích cực và bằng tấm lòng, việc làm thiết thực của mình để NLĐ tự tìm đến với mình, không tuyên truyền bằng lý thuyết mà bằng hành động cụ thể”, đồng chí Nguyễn Văn Minh nêu quan điểm.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch Công đoàn cấp trên cơ sở thuộc LĐLĐ TP HCM tham gia thảo luận. Ảnh: PV |
Ngoài ra, đồng chí cũng nêu những khó khăn khi thực hiện mục tiêu đạt 15 triệu đoàn viên vào cuối nhiệm kỳ 2023-2028 được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đặt ra.
Khó khăn khi thành lập tổ chức Công đoàn ở các doanh nghiệp từ 25 lao động trở lên đến 50 lao động. Thường đây là công ty gia đình, nhỏ, siêu nhỏ, và chủ tịch công đoàn được chỉ định là người thân với giới chủ. Chính vì thế, tại những đơn vị này, công đoàn mới chỉ thực hiện được chức năng chăm lo, chưa thực hiện được hoặc thực hiện rất mờ nhật chức năng đại diện và bảo vệ cho NLĐ.
Để thành lập công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp thì công đoàn cấp trên cơ sở cần có sự tuyên truyền, vận động đối với chủ doanh nghiệp để họ hiểu về tố chức Công đoàn thì việc thành lập công đoàn cơ sở sẽ dễ dàng và hoạt động hiệu quả hơn nhờ có sự ủng hộ của người sử dụng lao động.
Thêm nữa, phải tìm chủ tịch công đoàn cơ sở phải đủ tâm, đủ tầm. Thông qua việc phát hiện những đoàn viên có tố chất, có trách nhiêm, uy tín cả với người sử dụng lao động và NLĐ. Họ phải là những người có chuyên môn và ở vị trí nhất định tại doanh nghiệp, đặc biệt phải có bản lĩnh. Muốn làm được chúng ta phải phát hiện, bổi dưỡng, đào tạo kịp thời, đúng hướng lực lượng này.
“Cán bộ nào là phong trào đó, nếu cán bộ năng động bản lĩnh thì phong trào ở đó rất tốt. Điều này góp phần giúp cho các hoạt động của công đoàn là thực chất, thu hút ngày càng nhiều người lao động tham gia”, đồng chí Nguyễn Văn Minh nhận định.
![]() "Chủ động, đổi mới, sáng tạo và quyết liệt” là phương châm hoạt động công đoàn gần 2 thập kỷ qua của đồng chí Nguyễn ... |
![]() Công đoàn Khu kinh tế (KKT) tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong tổ chức công đoàn ở ... |
![]() Sáng ngày 1/12/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII bước vào phiên làm việc thứ ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
