![]() |
Hy vọng rằng khi quyết tâm của lãnh đạo trở thành hiện thực thì sẽ không còn những bệnh nhân cận kề cái chết chẳng biết bấu víu vào đâu. Ảnh Quỳnh Trần |
Nỗi lo lớn hơn cái ăn là sợ nhiễm rồi trở nặng cũng đang được giải tỏa dần khi Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo cả TP HCM lẫn Bình Dương nghiêm cấm các bệnh viện từ chối nhận bệnh nhân nguy kịch.
Bình Dương đã xác nhận vụ việc chở bệnh nhân đi 5 bệnh viện, không nơi nào nhận phải về nhà chờ chết, nơi này cũng từng có chuyện sản phụ sinh con ngay chốt kiểm dịch vì không nơi nào nhận đỡ cho chị! Thủ tướng đã chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ này. TP HCM cũng ít nhất hai lần yêu cầu các bệnh viện phải nhận bệnh nhân cấp cứu sau vô vàn lời cầu cứu, bức xúc, giận dữ vì không thể tìm được nơi nhận bệnh nhân đang đối diện với chết.
Biết là nhiều bệnh viện đã quá tải, biết là nỗi lo sợ và cả mệt mỏi đang hoành hành, biết là ngành Y đã căng sức suốt 2-3 tháng trời gần như kiệt sức và đã biết đại dịch như thế này không ai lường trước được, không hệ thống y tế nào đảm đương nổi... Nhưng những cái chết như thế sẽ gây sốc và để lại nỗi sợ mơ hồ ngày càng lớn nếu lại tái diễn vô cùng nguy hiểm.
Chúng ta cũng hằng ngày nghe câu chuyện cả bệnh nhân Covid trở nặng lẫn bệnh thường tìm cả ngày không nơi nào nhận và điều bất thường đó có thời điểm trở thành chuyện bình thường. Bản thân tôi cũng vô cùng vất vả mới tìm được chỗ cho người lớn tuổi vào cấp cứu và bạn tôi đã khóc qua điện thoại "Chẳng lẽ ba mình chết trên xe thế này sao?". Hy vọng rằng khi quyết tâm của lãnh đạo trở thành hiện thực ở bệnh viện thì sẽ không còn những bệnh nhân cận kề cái chết chẳng biết bấu víu vào đâu.
Bộ trưởng Y tế đã nói thế này "Bệnh viện công nào của thành phố từ chối bệnh nhân, đề nghị thành phố kỷ luật; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh kỷ luật, cơ sở y tế tư nhân sẽ rút giấy phép ngay. Phải đặt tính mạng, sức khỏe của người bệnh lên trên, lên trước hết". Tôi hy vọng ông nói được, cấp dưới làm được và các tỉnh thành khác cũng thực thi và đừng để bệnh nhân nào chết chỉ vì bệnh viện không cứu chữa. Khi mà mạng sống được quý hơn bất cứ lúc nào thì làm sao cho bệnh nhân đừng chết quá phi lý không chỉ là thiên chức của ngành Y mà còn là đạo lý của con người.
Khi tôi đang viết những dòng này thì các y bác sĩ từ khắp nơi trên toàn quốc cùng ngành Y TP HCM đang tập trung toàn lực để điều trị 32.667 bệnh nhân, trong đó có 1.978 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.256 bệnh nhân nặng đang thở máy và 16 bệnh nhân can thiệp ECMO. Hôm qua 17-8, có 2.561 bệnh nhân xuất viện nhưng vẫn còn con số đau thương với 285 trường hợp tử vong!
Với thực trạng khó khăn như vậy thì hàng loạt ca khác sẽ cũng gặp không ít vất vả khi chẳng may mắc bệnh với cả bệnh nhân lẫn bệnh viện Nhưng dù thế nào, nhất là khi thành phố đang nỗ lực để hàng triệu người không còn thiếu ăn, đủ sức cầm cự lâu dài thì cũng sẽ không để số đông phải mất ngủ bởi lo âu với những ca bệnh thập tử nhất sinh chẳng biết đi đâu để được cứu chữa.
Khi “ai ở đâu ở yên đấy” thì ngoài kia vẫn có hàng trăm ngàn người đang vắt kiệt sức để bà con an toàn, để việc có cả cái ăn lẫn bảo toàn tính mạng ngày càng bớt âu lo hơn.
![]() Ngừng việc hơn 1 tháng, không dám về quê vì không có tiền đi cách ly tập trung, chị Thái Thị Hà (công nhân Công ... |
![]() Câu chuyện cặp chồng (72 tuổi), vợ (71 tuổi) cùng điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khiến dư luận rưng ... |
![]() Dịch bệnh Covid -19 đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cả nước và ảnh ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
