![]() |
Ảnh hưởng bởi dịch bệnh, rất nhiều người lao động phải tạm hoãn HĐLĐ (Ảnh minh họa) |
Anh Lê Văn Điệp, khối 2, phường Bến Thủy, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An hỏi: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tôi dự định sẽ tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ). Vậy khi tạm hoãn HĐLĐ thì lương và BHXH của tôi sẽ thế nào? Hết thời hạn tạm hoãn, pháp luật có đảm bảo để người sử dụng lao động nhận tôi trở lại làm việc không? Khi tạm hoãn HĐLĐ do doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tôi có được hỗ trợ thêm gì không?
Về cầu hỏi này, Ban Chính sách pháp luật - Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Nghệ An trả lời như sau:
1. Tạm hoãn HĐLĐ:
Tạm hoãn HĐLĐ là việc tạm dừng thực hiện HĐLĐ trong một thời gian nhất định vì các lý do quy định tại Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, hoặc thỏa thuận giữa hai bên.
2. Tiền lương và BHXH khi tạm hoãn HĐLĐ:
Theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:
- Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nếu người lao động tạm hoãn HĐLĐ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo BHXH.
![]() |
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. |
3. Người lao động được nhận lại sau khi đã hết thời hạn tạm hoãn
Theo Điều 31 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã giao kết, nếu HĐLĐ còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Theo Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, trong trường hợp người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác, thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 7 triệu đồng. Ngoài ra, người sử dụng lao động buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ (Khoản 4 Điều 10 Nghị định 20)
4. Người lao động được hỗ trợ tiền hỗ trợ Covid-19 nếu đáp ứng điều kiện sau:
Theo quy định tại Điều 13 và 14 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 07/7/2021 về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 thì điều kiện và mức hỗ trợ đối với người tạm hoãn HĐLĐ vì Covid-19 như sau:
- Điều kiện: Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
+ Tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 .
+ Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương.
- Mức hỗ trợ và phương thức chi trả
+ 1.855.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng (30 ngày).
+ 3.710.000 đồng/người đối với người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.
Người lao động đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em.
Phương thức chi trả: Trả 1 lần cho người lao động.
![]() |
Bộ LĐ-TB&XH thông báo số điện thoại đường dây nóng giải đáp các phản ánh, kiến nghị của người lao động, người sử dụng lao động trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg tại các địa phương |
![]() Những hình ảnh bà con “chạy dịch” vật vạ trên đường về quê nhưng buộc phải quay lại vẫn ám ảnh và làm nhiều người ... |
![]() Từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý vốn chỉ mất chưa đầy 1 ngày. Nhưng dịch Covid-19 khiến hành trình của cô ... |
![]() Gần 10 ngày qua, CLB tình nguyện gồm nhiều anh chị em công nhân tự tay làm hàng trăm suất cơm nghĩa tình để |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
