![]() |
Toàn cảnh Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Quốc hội |
Biểu tượng Quốc gia thường được nhìn nhận là Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, bản đồ Việt Nam... luôn mang tính thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Mặc dù Luật Hình sự có chế tài cụ thể xử lý việc xúc phạm Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy tuy nhiên riêng với Luật Sở hữu trí tuệ vẫn chưa xác lập những nội dung liên quan biểu tượng quốc gia để điều chỉnh hành vi, đặc biệt là với không gian mạng. Các ĐBQH trong Ủy ban Pháp luật Quốc hội cũng khẳng định bảo vệ sở hữu trí tuệ bằng luật pháp phải đồng nghĩa việc không xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) ý kiến: "Vừa qua sự kiện thể thao chúng ta không được nghe Quốc ca Việt Nam, qua rà soát thấy lỗ hổng pháp lý khá lớn khi chưa có văn bản nào quy định về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Việc sửa luật lần này nên chăng cần xử lý...".
Còn ĐBQH Lê Minh Nam (Hậu Giang) thì nói cụ thể hơn, rằng có sự kiện thể thao mà YouTube tắt tiếng Quốc ca, hay mới đây Amazon bán sản phẩm chùi chân in hình Quốc kỳ Việt Nam.
Chúng ta vẫn còn nhớ và cần nhắc lại ngày 15/5/2021 Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã xử phạt một công ty đăng bản đồ Việt Nam mà không có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Cụ thể cơ quan chức năng đã xử phạt Công ty TNHH Hướng Tới Minh Bạch 25 triệu đồng vì đã sử dụng hình ảnh từ Tổ chức Minh bạch quốc tế đăng tải hình ảnh bản đồ Việt Nam thiếu hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đồng thời buộc thu hồi tên miền towardstransparency.vn.
Vì vậy trong thời kỳ hiện nay của "thế giới phẳng" khi mà biểu tượng quốc gia có thể tham gia nhiều chương trình kinh doanh, văn nghệ, thể thao, giải trí, hội nhập quốc tế trên trong cuộc sống xã hội, trong không gian mạng thì vấn đề Luật Sở hữu trí tuệ cần theo kịp với sự phát triển của thực tế cuộc sống đã và đang diễn ra, nhằm bảo vệ những giá trị thiêng liêng và cao cả của đất nước mình.
Ghi nhận đóng góp của ĐBQH và ý kiến tiếp thu của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã dự thảo bổ sung, điều chỉnh khoản 2, điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi như sau: "Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca".
Chưa hết, nói đến sở hữu trí tuệ thì một trong những nội dung quan trọng nhất chính là bản quyền tác giả. Vì vậy đề cập đến bản quyền tác giả và những nội dung liên quan cần lưu ý bảo vệ biểu tượng Quốc gia. Không thể nhân danh sáng tạo nghệ thuật mà xâm phạm đến Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, bản đồ Việt Nam... hay lợi dụng bảo hộ quyền tác giả hoặc những quyền liên quan mà cản trở phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy...
Việc có thêm quy định về hành vi, chế tài bản quyền là nội dung có tính chất pháp lý quan trọng, cần thiết, nhằm bảo đảm vừa giữ gìn tính pháp lý, tính trang nghiêm, tôn nghiêm của Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, vừa đáp ứng yêu cầu phổ biến đến Nhân dân và đáp ứng yêu cầu thực tiễn", ĐBQH Lê Minh Nam đã đánh giá như vậy.
Vẫn cần nhấn mạnh lại rằng biểu tượng Quốc gia là vô cùng thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nhà nước, cơ quan đại diện dân cử cần hoàn thiện luật và tuyên truyền cho mọi công dân hiểu và thực thi quyền lợi cũng là nghĩa vụ cao cả của mình.
Nếu thấy bài viết "Biểu tượng quốc gia là bất khả xâm phạm" hữu ích, bạn có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả thêm tỉnh táo và viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Phạm Xuân Dũng sẽ rất trân trọng tấm lòng của bạn! Để mời tác giả Phạm Xuân Dũng "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". |
![]() Chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua Dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong một tháng và ... |
![]() Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Tờ trình 649/TTr-BKHĐT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về ... |
![]() Tôi mong cho mau sáng để viết những dòng này vì bức xúc. Có thể sự bức xúc này của tôi sẽ làm ai đó ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
