Kinh tế - Xã hội

Chuyện lá Quốc kỳ và cổ động bóng đá

Vũ Hùng
Tác giả: Vũ Hùng
Tôi mong cho mau sáng để viết những dòng này vì bức xúc. Có thể sự bức xúc này của tôi sẽ làm ai đó khó chịu, nhưng tôi vẫn quyết định viết ra, ngõ hầu được đông đảo bạn đọc sẻ chia và thấu cảm.
Mùa bóng đá và những cái “dịch hàng rào” "Chiến thắng của Đội tuyển Việt Nam như một liều vaccine đặc biệt" Hùng Dũng gãy chân và “ác ý” bình thường
Chuyện lá Quốc kỳ và cổ động bóng đá
Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên sân vận động Saint Petersburg (Nga)

Sự bức xúc của tôi bắt đầu từ 23h đêm qua, khi xem truyền hình theo dõi trận bóng đá trên Sân vận động Saint Petersburg (Nga) giữa 2 đội tuyển Thuỵ Sĩ - Tây Ban Nha Vòng tứ kết EURO 2020.

Ở rất nhiều cú quay từ các góc quay khác nhau trong khi truyền hình trực tiếp trận đấu, luôn bắt gặp trong các khuôn hình lá cờ đỏ sao vàng được một số khán giả người Việt giăng lên ở một số vị trí trên khán đài.

Rồi bình luận viên VTV6 liên tục xuýt xoa trước hình ảnh này; liên tục dùng chữ “tuyệt vời” để ca ngợi hành động mang cờ ra sân vận động đó.

Tôi không thể hiểu được hành động đó của một vài khán giả người Việt ở Nga nó “tuyệt vời” ở chỗ nào? Không hiểu tại sao các khán giả đó lại làm một cái việc cực kỳ vô duyên đến như thế?

Vô duyên vì sao? Vì trận đấu đó đội tuyển Việt Nam không hề tham gia thi đấu. Vì sân vận động cũng không phải nằm trên đất nước ta. Trừ một vài khán giả người Việt, thì toàn bộ khán đài là hàng vạn khán giả Tây Ban Nha, Thuỵ Sĩ, Nga và các nước có đội tham gia EURO.

Vậy thì mang cờ Tổ quốc ra chỗ ấy để làm gì? Sẽ có người bảo đấy là “lòng tự hào dân tộc”, là “quyền cá nhân con người”. Vâng, lòng tự hào dân tộc thì thật là quý hoá, quyền cá nhân cần được tôn trọng, nhưng thưa bạn, mang Quốc kỳ ra phất lung tung ở cái chỗ không hề có việc gì liên quan đến Tổ quốc mình thì tự hào cái nỗi gì? Và lá quốc kỳ không bao giờ là vật phẩm thông thường để bạn có thể tuỳ ý sử dụng theo ý thích của mình. Luật pháp Việt Nam, cũng như tất cả các quốc gia khác, đều có những điều luật quy định rõ ràng và nghiêm cẩn về việc sử dụng Quốc kỳ. Đó là chuyện luật pháp và tôn trọng pháp luật, chứ không phải là ý thích và không hề là quyền cá nhân nữa rồi, thưa bạn!

Trở lại chuyện đêm qua. Quan sát toàn sân vận động, không một khán giả Thuỵ Sỹ hay Tây Ban Nha nào họ mang Quốc kỳ nước họ ra treo, vẫy ngoài khán đài cả. Quốc ca Tây Ban Nha và Thuỹ Sĩ hào hùng vang lên khắp sân vận động, mà mấy bác nhà ta lại trương cờ đỏ sao vàng lên hươ hươ trước gió, nhìn nó không chỉ là vô duyên nữa, mà là bi hài. Nói lời nặng thế bởi vì còn gì khó chịu và bất nhã hơn là bắt các công dân của các quốc gia khác trong khi hát quốc ca nước mình lại phải chào quốc kỳ nước khác. Ấy là chưa nâng quan điểm về đối ngoại và chính trị quốc tế đấy ạ!

Nếu mấy khán giả đó muốn chứng tỏ cho thiên hạ thấy trên khán đài có sự hiện diện của khán giả Việt, thì thiếu gì cách mà lại phải dùng Quốc kỳ như một cái lô-gô định danh, định dạng cho cá nhân mình như thế.

Tất nhiên ra sân vận động thì không thể khuyên các vị dùng áo dài, quần the, đội nón và khăn xếp để nhìn trang phục ấy khán giả các nước họ nhận ra ngay trang phục dân tộc Việt! Nhưng các vị có thể học ngay các khán giả nước ngoài xung quanh mình để thể hiện mình từ đâu đến lắm chứ?

Khán giả các nước, từ già trẻ lớn bé nam nữ, họ đều vẽ Quốc kỳ lên mũ, lên áo, lên bờ vai, lên cổ, lên mặt họ, nghĩa là thậm chí họ cởi trần thì ai nhìn cũng biết ngay họ là khán giả đến từ đâu và cổ vũ cho ai. Làm như thế, đã định danh định vị tốt, còn không bị gây khó chịu cho các khán giả khác, ngoài các lí do lễ tiết ngoại giao đã nói ở trên, còn vì thực tế mỗi khi các vị giương cờ lên, thì hàng trăm khán giả ngồi phía sau sẽ bị che khuất tầm nhìn theo dõi trận đấu của đội tuyển nước họ.

Thật may đây là EURO, khán giả châu Âu đều văn minh, lịch sự, hiểu biết ngoại giao, tôn trọng quốc kỳ của quốc gia khác và nhún nhường. Chứ nếu ở khu vực quốc tế khác, sẽ có những khán giả là cuồng fan của đội nhà mà bị lá cờ che mất vài pha bóng gay cấn thì họ sẽ không chịu ngồi yên như các khán giả đêm qua ở sân vận động Saint Petersburg, họ sẽ la ó, sẽ lao vào giằng giật lá cờ xuống, gặp kẻ quá khích có thể sẽ ném cả lá cờ xuống đất, thì có phải chính các vị sẽ vì vô ý, vô tình, vô duyên và vô văn hoá mà bỗng dưng xúc phạm quốc kỳ, hạ nhục quốc thể trước hàng vạn khán giả trên sân vận động và hàng chục triệu khán giả quốc tế theo dõi EURO qua truyền hình không?

Theo tôi, các Đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia có người Việt sinh sống, rồi Tổng cục TDTT, VFF nên có các hướng dẫn cho bà con ta trong việc đi xem và cổ vũ bóng đá nói riêng và thể thao nói chung ở các đấu trường quốc tế, nếu không có đội tuyển quốc gia Việt Nam tham gia thi đấu, thì tuyệt đối không sử dụng lá Quốc kỳ thiêng liêng làm một vật dụng cổ động tuỳ tiện như trong trận bóng đá đêm qua ở nước Nga.

Những gì liên quan đến quốc thể đều không bao giờ là chuyện vặt vãnh, không bao giờ! Nên câu chuyện bức xúc này, tôi hi vọng, sẽ không phải là một câu chuyện tâm trạng cá nhân nhỏ nhặt, thưa bạn đọc yêu quý?

“Nhập gia tuỳ tục” - châm ngôn ấy là triết lý sống hết sức văn minh và văn hoá của dân tộc Việt Nam ta. Mong bà con cô bác người Việt dù sống ở đâu và trong công việc gì, dù chỉ là mang lá cờ đi cổ động bóng đá ở nước ngoài, cũng xin đừng bao giờ lãng quên câu “ nhập gia tuỳ tục” ấy nhé!

Công nhân nhiễm Covid-19 tăng nhanh, Bình Dương tăng cường phòng, chống dịch Công nhân nhiễm Covid-19 tăng nhanh, Bình Dương tăng cường phòng, chống dịch

Tình hình dịch bệnh đang diễn biến căng thẳng tại Bình Dương với số ca nhiễm tăng cao mỗi ngày. Tính đến ngày 1/7, toàn ...

10 năm ở vậy thờ chồng, nữ hiệu trưởng dành tâm huyết cho hàng trăm đứa con nhỏ 10 năm ở vậy thờ chồng, nữ hiệu trưởng dành tâm huyết cho hàng trăm đứa con nhỏ

Trong khoảng sân nhỏ của một trường mẫu giáo thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, âm thanh trong trẻo từ những chiếc miệng bé ...

12 chính sách hỗ trợ NLĐ, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 12 chính sách hỗ trợ NLĐ, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68 đưa ra 12 chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ), doanh nghiệp khó khăn do ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm