
Cụ thể, theo liệt kê của các cầu thủ, CLB đang nợ các khoản lương, thưởng, phí lót tay ở mùa giải 2023 và 2023-2024. Số tiền được nhóm 18 cầu thủ ký đơn tính toán bị CLB nợ 16,6 tỷ đồng, chưa kèm các khoản phí hợp đồng. Lời cầu cứu được đưa ra khi mùa giải V-League 2024-2025 còn 5 tuần nữa khai mạc.
Mới nhất, CLB Thanh Hóa xác nhận đội bóng có chậm trả tiền các cầu thủ. Tuy nhiên, quan điểm của CLB có khác với các cầu thủ khi cho rằng CLB không có trách nhiệm phải trả các khoản thưởng từ doanh nghiệp và tỉnh cho các cầu thủ. Bởi, các cầu thủ đã nhận lương, thưởng, phí lót tay. Các khoản thưởng phần nào để đội bóng trang trải cho đội bóng cũng như các lứa trẻ (lên tới hơn 200 cầu thủ) của tỉnh nhà. CLB cũng hứa sẽ thanh toán xong các khoản chi phí hợp lý cho các cầu thủ trong ngày 15/8 tới đây.
Chuyện nợ lương của các cầu thủ ở V-League không phải câu chuyện mới. Gần như năm nào cũng đều có câu chuyện tương tự xảy ra, tùy mức độ và tùy CLB. Vấn đề xuất phát từ bản chất rằng làm bóng đá ở Việt Nam thường không ra tiền. Ngược lại, nó là cuộc chơi tốn kém để tạo dựng hình ảnh của các doanh nghiệp hay các địa phương. Và bởi làm bóng đá thường lỗ, nên khi doanh nghiệp, địa phương khó khăn, chuyện loay hoay tài chính chi trả cho cầu thủ là dễ hiểu.
Câu chuyện cầu thủ và đội bóng Thanh Hóa phần nào đã có lối ra khi cả CLB và các cầu thủ tuy vẫn còn nhiều điều chưa thống nhất liên quan tới cách tính tiền thưởng nhưng đều thiện chí giải quyết vấn đề. Và nếu ai xem CLB Thanh Hóa đá 2 mùa giải “bị nợ lương thưởng” vừa qua, mọi người cũng hiểu tại sao họ có thể dễ dàng ngồi lại để giải quyết vấn đề.
Trong hai năm thiếu thốn ấy, các cầu thủ CLB Thanh Hóa gần như là đội bóng bản sắc bậc nhất V-League với những khán đài ngập cổ động viên, với “bố già” Popov luôn truyền lửa và gây cả những tranh cãi từ trên sân tới trong phòng họp báo. Hơn cả, các cầu thủ Thanh Hóa luôn đá nhiệt huyết, máu lửa như thể trận đấu nào cũng là chung kết. Và minh chứng rõ nhất, CLB vẫn được mệnh danh “con nhà nghèo vượt khó học giỏi” đã liên tiếp 2 lần vô địch Cúp Quốc gia. 2 năm ấy cũng chính là 2 năm họ vẫn đang bị nợ lương thưởng.
Nếu nhóm cầu thủ chỉ nghĩ tới khoản tiền của mình, họ sẽ có nhiều thời điểm dễ dàng hơn để gây sức ép với CLB như trước các trận chung kết hay trước các trận đấu loại căng thẳng. Nhưng họ không chọn cách đó. Họ dành toàn bộ tâm huyết, trí lực để thi đấu những trận cầu quyết định. Và họ chọn khoảng nghỉ trước khi bắt đầu mùa giải mới để nêu vấn đề. Và 5 tuần trước giải đấu là khoảng thời gian đủ để CLB giải quyết những khó khăn và tìm kiếm nguồn tài chính để trả lương thưởng các cầu thủ.
Việc nợ lương thưởng cầu thủ lên tới 2 năm là tương đối tệ. CLB cũng thừa nhận việc này là không hay. Các cầu thủ hoàn toàn có quyền đứng lên đòi quyền lợi chính đáng như họ đã làm. Nhưng thú vị ở chỗ, các cầu thủ đã “đấu tranh” trên tinh thần rất xây dựng và rất thương yêu màu cờ sắc áo của CLB. Họ lên tiếng đòi quyền lợi nhưng không phải đạp đổ tất cả. Họ muốn ra sức ép vừa đủ và cũng tạo điều kiện để CLB xử lý vấn đề để họ tiếp tục được chơi bóng, dưới màu áo xứ Thanh.
Hy vọng, tới đây, CLB giữ lời hứa và hai bên sẽ đạt được tiếng nói chung liên quan tới tiền thưởng để người hâm mộ xứ Thanh và cả người hâm mộ bóng đá Việt có thể tiếp tục thấy lối chơi đậm bản sắc Thanh Hóa trên đấu trường V-League.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Bị nợ lương thưởng 2 năm, vẫn liên tiếp vô địch", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
