Theo thông tin từ nhà hàng, nước phở được nấu từ xương ống, đuôi bò, nạm sườn, xương gà; gia vị gồm hồi, quế… Tất cả được ninh kỳ công 48 giờ. Quan trọng, các thức đi kèm trong bát phở đa phần là những nguyên liệu nhập hàng đầu thế giới.
Cụ thể, thành phần bát phở gồm nạm sườn non nguyên miếng, nấm kim cương tươi, gan ngỗng, bò Wagyu A5 đẳng cấp và trang trí bằng vàng lá… Tựu trung lại, đa phần những nguyên liệu này đều là hàng hiếm, của độc không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Những thành phần này cùng địa điểm trên trời làm cho bát phở 4 triệu trở nên “có lý”.
Ngay sau khi thông tin, hình ảnh, clip trải nghiệm về tô phở đắt hàng đầu Việt Nam ra mắt, rất nhiều tín đồ ẩm thực của phở chỉ trích rất nặng nề. Cụ thể, nhiều người cho rằng: nấm, gan ngỗng không hề mang hương vị phở truyền thống. Thêm vào đó, ngay cả bò Wagyu nhập với tỉ lệ mỡ thịt đan xen đều đặn cũng không mang màu sắc tái gầu của phở cổ điển.
Nặng nề hơn, nhiều người còn cho rằng, món ăn này mang nặng màu sắc khoe khoang, trưởng giả, là sự tổng hợp của những thứ đắt đỏ về mặt giá trị vật chất chứ không hề liên quan gì tới nghệ thuật ẩm thực. Họ cho rằng, ăn ngon là ở miệng chứ không phải bằng mắt hay bằng danh sách những thức đồ hiếm cốt chỉ để phô diễn tài chính.
Song, cũng cần khẳng định lại, nhà hàng này làm theo kiểu cách tân. Đồng thời, nhà hàng ở TP.HCM, mảnh đất vốn cởi mở với cái mới. Điều này làm cho văn hóa của Thành phố trở nên đa dạng và sống động.
Còn cá nhân người viết nghĩ rằng, văn hóa không phải là thứ đóng kín. Nó là dòng chảy và thời gian luôn là trọng tài công minh trong việc gìn giữ cái gì, xây đắp cái gì và gạt bỏ cái gì để tạo thành văn hóa.
Còn nhớ, cách đây khoảng chục năm, rất nhiều người phản ứng gay gắt với việc nhiều quán xá ở Hà Nội cho trứng vịt lộn và thịt bò vào bát bún riêu. Điều này đi ngược truyền thống. Tuy nhiên, tới nay, bát bún riêu có thêm thịt bò, trứng vịt lộn không còn bị phán xét nhiều. Bởi nó có giá trị đáp ứng nhu cầu của thời đại. Bún riêu giờ không còn là thức quà, nó đã trở thành bữa ăn chính. Và, bữa ăn chính thì cần đầy đủ dinh dưỡng và no bụng. Thực tế, trứng vịt lộn và thịt bò trong bát bún riêu cũng đã giúp cậu sinh viên no bụng để học hành; chiều lòng bác ẩm sĩ có cái nhắm buổi sáng khi gọi bát bún đá tạm vài ly…
Còn với tô bò dát vàng, có lẽ, những người làm ra nó cũng nhìn thấy đâu đó trong ngách thị trường có nhu cầu về những tô phở sang chảnh, đẳng cấp. Họ có thể cung cấp cho các bạn trẻ thích sống ảo một tô phở bò “hàng hiệu”. Họ cũng mong giúp giới nhà giàu thể hiện mình khi ngồi bên bát phở giá bằng nửa tháng lương người lao động phổ thông.
Đó có thể là kỳ vọng của những người làm ra tô phở, còn nó có đúng hay không, nó ngon hay dở, nó có đáp ứng nhu cầu nào đó của thị dân hay không, thời gian sẽ trả lời. Hơn cả, phở ngon luôn là chủ đề gây tranh cãi. Không chỉ bát phở “phi truyền thống”, ngay cả những quán phở truyền thống của “phái” khác nhau cũng luôn tạo ra các cuộc cãi vã khác nhau.
Suy cho cùng, bát phở ngon là bát phở đến bên chúng ta mỗi lúc đói lòng. Sang trọng hay bình dân, đẳng cấp hay tầm thường, dát vàng hay chan cơm nguội cũng chỉ khác nhau ở đầu lưỡi mỗi người.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
