Mấy tháng qua, công việc khó khăn, việc làm đứt đoạn, “vòi bạch tuộc” của tín dụng đen tỏa khắp hang cùng ngõ hẻm. Dạo quanh những khu vực tập trung đông nhà máy, xí nghiệp, nhà trọ công nhân tại các quận Tân Bình, quận Tân Phú ở TP.HCM có thể thấy nhan nhản những tờ rơi quảng cáo "hỗ trợ tài chính", "cho vay tiền góp", "vay tiền đứng" được dán khắp các cột điện, tường nhà. Những tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai tình trạng này cũng đang hoành hành.
![]() |
Dịch vụ cho vay tiền len lỏi trong từng ngõ hẻm, công nhân lao động dễ dính bẫy "tín dụng đen". Ảnh: HÀ DUY |
Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện khảo sát với hơn 6.200 công nhân trên khắp cả nước cho kết quả: 38% công nhân cho biết đang vay nợ; 14% trong số đó khó trả đúng hạn. Khảo sát này còn cho thấy thu nhập của công nhân chỉ đáp ứng được 83% nhu cầu cơ bản nên đa số công nhân không có tích lũy, hoặc có tích lũy rất thấp, nếu mất việc thì chỉ cầm cự được 1 - 3 tháng. Với tích lũy như thế thì khi mất việc hay khó khăn, họ rơi vào “vòng tay” của tín dụng đen không có gì lạ.
Hàng loạt biện pháp được đưa ra để ngăn ngừa, nhiều vụ án đã bắt không biết bao nhiêu đối tượng nhưng căn cơ hơn cả vẫn là gói tín dụng với lãi suất dễ thở, thủ tục đơn giản, thực thi hiệu quả và nhanh chóng đến tay người lao động. Gói vay 20.000 tỷ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo triển khai phục vụ công nhân lao động đến nay thế nào thì chưa có con số đánh giá nhưng chị Oanh cho biết “10 năm qua, khoản vay từ CEP đã dần vực dậy cuộc sống của gia đình tôi!”.
Chị Oanh kể rằng từ khoản vay Tổ chức tài chính vi mô CEP đầu tiên 8 triệu đồng và nhiều khoản vay khác trong 10 năm qua, gần nhất là khoản vay 50 triệu đồng, chị đã dần trả dứt khoản vay nặng lãi kia, còn sửa nhà, mua xe máy. Chị Oanh chỉ là một trong 340.836 khách hàng công nhân, người lao động nghèo vay vốn từ CEP suốt 32 năm qua kể từ khi ra đời năm 1991. Hôm qua, CEP, Tổ chức tài chính vi mô thuộc Liên đoàn Lao động TP.HCM đã dành hơn 50.000 tỷ đồng cho 1,41 triệu công nhân 9 tỉnh, thành phía Nam vay lãi suất thấp, tránh "tín dụng đen".
Với số tiền để công nhân được vay là 12-100 triệu đồng, lãi suất 0,4-0,65% mỗi tháng, tương đương 4,8-7,8% mỗi năm, thấp hơn lãi ngân hàng (10-25% mỗi năm cho vay tín chấp) hy vọng nhiều người lao động có nơi “bấu víu” khi cần. Nhưng điều mà họ cần hơn cả là chương trình lớn, lãi suất thấp, số tiền nhiều và được vay chứ đừng “lên TV mà mượn”. Một vài chục triệu với các gia đình khá giả có thể là chuyện vặt nhưng số tiền đó trong lúc ngặt nghèo hay khó khăn thế này đến được với người lao động nghèo không chỉ “cứu giúp” họ mà còn có ý nghĩa động viên tinh thần khá lớn cho rất nhiều người cùng cảnh.
Trốn biệt, bị làm nhục, xã hội đen quấy phá, bị đe dọa thường xuyên, … là tình cảnh mà lẽ ra cả công nhân lẫn nơi họ làm việc không phải chịu nếu như những gói như 20.000 tỷ hay 50.000 tỷ CEP vừa triển khai thực sự hữu ích. Tài chính ổn định, vay nợ trả được dần cũng như mọi thứ nằm trong khuôn khổ luật pháp thì không chỉ người lao động an toàn mà kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp cũng ổn định dần. Có lẽ đó mới là mục đích và ý nghĩa thực sự của những khoản tín dụng “ưu đãi” cho người lao động.
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
