Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”
Công đoàn

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

TRẦN LƯU - TẤN MÂN
Bằng việc mở rộng các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản sẽ giúp người lao động tiếp cận những nguồn vốn hợp pháp - từ đó tránh bẫy “tín dụng đen” đang đem lại nhiều hệ lụy cho xã hội.
Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Cần sự đồng hành cùng công nhân lúc khó khăn

Tính đến nay, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen vẫn đang diễn ra phức tạp tại các địa phương; gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, khiến người vay lâm vào cảnh điêu đứng.

Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, Internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc, đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức các hoạt động cho vay không thế chấp, huy động vốn, kinh doanh tài chính, góp vốn, góp tài sản kinh doanh với lãi suất rất cao (từ 100% đến 300%, thậm chí lên đến 700%/năm đối với khoản tiền ở thời điểm vay) nhằm thu lợi bất chính.

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”
Đông đảo công nhân tham gia chương trình "Điểm hẹn công nhân" với chủ đề “Tài chính thông minh, tránh bẫy tín dụng đen" do Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp với LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức vào ngày 19/9. Ảnh: Tr.L.

Khách hàng tìm đến "tín dụng đen" đa phần không đáp ứng được điều kiện vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng hợp pháp như: Người dân có thu nhập thấp, không ổn định, không có tài sản đảm bảo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, công nhân tại các khu công nghiệp,...

Đồng chí Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cho biết, đơn vị có tới hơn 30.000 công nhân lao động nên kiểm soát việc họ có tham gia vào “tín dụng đen” hay không là rất khó khăn. Khi người lao động vay không có khả năng chi trả, những nhóm cho vay không chỉ gây sức ép đòi nợ lên người vay tiền, mà còn khủng bố cán bộ Công đoàn công ty.

Trước tình hình trên, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền để ngăn chặn “tín dụng đen” trong công nhân từ sớm. Ngoài ra, Công đoàn công ty đã liên kết với các ngân hàng hỗ trợ cho người lao động vay vốn lúc gặp khó khăn, tránh vấn nạn “tín dụng đen”. Nhờ được vay nguồn vốn này, nhiều lao động cải thiện đời sống, từng bước vượt qua khó khăn.

Ngày 19/9 vừa qua, tại Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), LĐLĐ tỉnh phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức chương trình Điểm hẹn công nhân với chủ đề “Tài chính thông minh, tránh bẫy tín dụng đen, giải pháp thay thế từ phía ngân hàng gắn với phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, với sự tham gia của hơn 250 công nhân lao động.

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”
Buổi tọa đàm đã nhận được sự đánh giá cao của công nhân lao động. Ảnh: T.M.

Tại đây, các đại biểu khách mời gồm đại diện Công an tỉnh, Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, LĐLĐ tỉnh và các cán bộ Công đoàn cơ sở có đông công nhân lao động đã giải đáp cụ thể các câu hỏi được công nhân quan tâm như: Các chiêu trò lừa đảo vay tiền qua app điện thoại, các giải pháp phòng tránh tín dụng đen, lãi suất vay ưu đãi cho người lao động thu nhập thấp, giải pháp giải quyết vấn nạn “tín dụng đen”…

Lê Thị Nhung (SN 2000, bộ phận đảm bảo chất lượng, Công ty CPHH Vedan Việt Nam) chia sẻ: “Chúng ta cần nhiều hơn những buổi tọa đàm như thế này để giải đáp thắc mắc cũng như lan tỏa kiến thức để người lao động hiểu rõ; từ đó, tránh xa vấn nạn “tín dụng đen”.

“Cuộc sống ai cũng có lúc khó khăn, cần tiền để xoay sở. Những lúc như vậy, người lao động cần được tạo điều kiện để vay vốn từ các tổ chức tín dụng hợp pháp với lãi suất ưu đãi. Tôi nghĩ đây là giải pháp thiết thực nhất để giúp công nhân không sa vào bẫy “tín dụng đen”, Nhung kiến nghị.

Giúp công nhân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và triển khai đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, như: Chính sách lãi suất ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục hồ sơ cho vay, cho vay không có tài sản bảo đảm, gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay, đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp... Những giải pháp này đã góp phần giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức, hạn chế tìm đến “tín dụng đen”.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều kế hoạch hành động, từ đó chủ động triển khai các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi vay vốn tổ chức tín dụng, qua đó góp phần hạn chế, đẩy lùi tín dụng đen.

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP.HCM phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Tr.L.

Ngân hàng Nhà nước cũng thường xuyên rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến; thực hiện điều hành tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và người dân.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận vốn tín dụng; triển khai mạnh mẽ, sâu rộng chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa thủ tục cho vay, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản…

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 373 nghìn tỷ đồng. Tín dụng chính sách xã hội góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2015 từ 14,2% xuống 4,25%, giai đoạn 2016 - 2021 từ 9,88% xuống 2,23%, đến cuối năm 2023 còn 2,93% theo chuẩn nghèo đa chiều. Bên cạnh đó, góp phần ngăn chặn, từng bước đẩy lùi “tín dụng đen”, giúp người dân từng bước cải thiện cuộc sống…

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”
Các đại biểu tham gia tọa đàm trả lời thắc mắc cho công nhân lao động. Ảnh: T.M.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP.HCM, nhấn mạnh: Thời gian qua, nhiều chương trình, chính sách ưu đãi, thủ tục đơn giản nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vay vốn của công nhân, lao động đã được ngành ngân hàng triển khai để công nhân tránh xa tín dụng đen.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng đa sản phẩm, đẩy mạnh tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng với lãi suất hợp lý. Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục cho vay. Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng như các công ty tài chính cũng đã triển khai, đẩy mạnh các chương trình vay vốn để công nhân có thể tiếp cận nguồn vốn.

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, hoàn thiện khung pháp lý; đẩy mạnh các hoạt động cho vay tiêu dùng hợp pháp, ưu đãi. Đó như một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội…

Đồng cảm, chia sẻ khó khăn với người lao động, đồng chí Bùi Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, nhấn mạnh, thời gian qua, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai đã đẩy mạnh các hình thức chăm lo để giảm bớt khó khăn cho người lao động; đồng thời hỗ trợ công nhân vay vốn ở những ngân hàng chính thống với lãi suất hợp lý.

Hiện nay các loại tội phạm, hành vi lừa đảo, lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản trong công nhân lao động còn diễn ra phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống đoàn viên, người lao động cũng như uy tín của cơ quan, doanh nghiệp.

Do đó, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh đã phát động, kêu gọi đoàn viên, người lao động hết sức cảnh giác với "tín dụng đen", giữ gìn an ninh trật tự từ nơi sinh sống, nơi công sở, cơ quan, doanh nghiệp, giữ vững quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại doanh nghiệp, giữ gìn cuộc sống bình yên, đặc biệt là ở khu lưu trú, khu nhà trọ của công nhân.

Thẻ tín dụng HDBank chào đón Thế vận hội Paris 2024 với loạt ưu đãi hấp dẫn Thẻ tín dụng HDBank chào đón Thế vận hội Paris 2024 với loạt ưu đãi hấp dẫn

“Với việc triển khai hàng loạt ưu đãi đặc biệt, HDBank mong muốn nhân đôi ưu đãi và mang đến những trải nghiệm du ...

Trực tiếp Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương ...

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen” Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Chương trình “Điểm hẹn công nhân tháng 9” với chủ đề: “Tài chính thông minh – Tránh “Bẫy” tín dụng đen”, do Tạp chí Lao ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm