"Người lái đò" và những ước mong bé nhỏ BNT162b2 – một ứng cử viên sáng giá cho vaccine phòng ngừa COVID-19 Sức mạnh của “cơn bão dư luận” |
![]() |
Thông tin giải cứu VNA gây chú ý trong dư luận. Ảnh minh họa. |
12.000 tỷ liệu có kéo nổi VNA ra khỏi vũng lầy hiện hữu khi ám ảnh của Vinashin vẫn lâu lâu lại hiện về và vết thương ấy đến nay chưa lành?
Người ta đang bảo rằng nếu không có số tiền trên, VNA sẽ nguy ngập và có thể phá sản!? Nhưng lấy gì để đảm bảo rằng VNA có thêm 12.000 tỷ sẽ lại bừng lên tươi sáng hay tiếp tục chìm trong thua lỗ khi chính Phó Tổng Giám đốc VNA Trịnh Hồng Quang không hề giấu giếm: “Với tình hình như vậy dự kiến sang năm 2021 mỗi ngày VNA sẽ lỗ từ 55 - 60 tỷ đồng. Theo đó, mức lỗ của năm 2021 vẫn sẽ ngang bằng với mức lỗ năm 2020”?
Hiện khoản lỗ ròng sau 9 tháng đầu năm 2020 của hãng hàng không quốc gia đã lên đến 10.676 tỷ đồng? Còn đến cuối năm nay, khi dịch vẫn còn hoành hành trên thế giới và đường bay quốc tế vẫn đang nhỏ giọt thì con số thua lỗ khủng khiếp trên hứa hẹn còn tăng thêm.
Giải cứu cho 1 thương hiệu quốc gia và hy vọng vớt vát ở những năm tiếp theo, khi dịch hết, giao thương hồi phục, đi lại nhiều hơn không hẳn là điều xấu nhưng ít nhất cũng phải có câu trả lời vì sao thua lỗ quá nhiều như vậy, do đại dịch hay vì quản trị kém, bộ máy cồng kềnh, chi tiêu chưa hợp lý?
Hãy nhìn những con số này để biết rằng “người khổng lồ” đã manh nha “bàn chân đất sét” không chỉ từ đại dịch: “Tại ngày 30/9/2020, tiền gửi ngắn hạn của VNA chỉ còn 656 tỷ đồng, trong khi cuối năm 2019 con số này đạt trên 3.579 tỷ đồng. Trái ngược với tiền mặt co hẹp, nợ phải trả tăng gấp nhiều lần, vượt 8 lần vốn chủ sở hữu (6.610 tỷ đồng) lên mức 55.759 tỷ đồng”!
Còn đây là thừa nhận của ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán VNA: "Sẽ đến lúc VNA muốn vay thêm cũng không được, vì có hạn mức nhất định. Ngoài những khoản nợ được giãn, có những khoản nợ doanh nghiệp buộc phải đơn phương chưa trả trong thời điểm này, chấp nhận rủi ro pháp lý. Chừng nào chưa có tín hiệu, giải pháp căn cơ thì VNA buộc phải làm như vậy, chứ không để số dư tài khoản doanh nghiệp về 0”!
Hãng hàng không quốc gia, lớn nhất nước nhà với bề dày truyền thống cùng những ưu ái hàng chục năm qua lại như thế này sao?
Câu hỏi cũng do đại dịch, khách ít đi, nước ngoài ít đến và quy mô lớn nên VNA lỗ nhiều nhưng tại sao với thị phần lớn hơn nhưng Vietjet chỉ lỗ chưa đến 1.000 tỷ cùng thời gian vẫn chưa được trả lời! Còn Bamboo, dù quy mô nhỏ, mới ra đời thì tính theo tỷ lệ thì cũng đâu thua lỗ nhiều như thế?
Đây nữa, 12.000 tỷ ấy có giống như nuôi các “con nghiện” khát tiền đã từng nuôi và nếu thua lỗ, mất mát tiếp thì ai sẽ chịu trách nhiệm, bị xử lý sẽ là nỗi lo của những người ngày đêm đóng thuế?
Dư luận rõ được điều đó thì mới bớt lo 12.000 tỷ kia không phải “gió vào nhà trống” và xua đi “bóng ma” 12 đại dự án thua lỗ vẫn ám ảnh và hành hạ ngân sách đến tận ngày hôm nay. Minh bạch được những chuyện như vậy thì dân chúng mới đỡ sợ tiền của mình có nguy cơ trôi sông đổ biển.
Nhưng dư luận vẫn phải tự hỏi tại sao chỉ giải cứu VNA? Trong khi các hãng tư nhân khác Nhà nước không phải bỏ vốn đầu tư mà hàng năm vẫn nhận hàng nghìn tỷ tiền thuế, phí của các hãng này?
Thẳng thắn với nhau thì đóng góp cho xã hội các hãng bay tư nhân đang làm tốt hơn bởi Nhà nước thu thuế hàng ngàn tỷ đồng mà chẳng phải bỏ ra xu nào hay lo rằng thất thoát, thua lỗ tiền của quốc gia. Có công bằng hay không khi chỉ mình VNA được xem xét giải cứu dù trước đó họ đã có rất nhiều lợi thế của hãng hàng không quốc gia nhưng vẫn thua lỗ nặng nề?
Chúng ta cũng có quyền đặt câu hỏi nếu được Nhà nước bơm thêm 12.000 tỷ thì nghĩa vụ và trách nhiệm của VNA cùng cơ quan quản lý doanh nghiệp này là gì?
Tôi nghĩ VNA cùng những người đề ra kế hoạch giải cứu họ phải đáp lại Nghị quyết Quốc hội vừa ghi rõ “Tổng công ty Hàng không Việt Nam tiếp tục có giải pháp xử lý giảm lỗ, thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh...” bằng những biện pháp hiệu quả và đúng đắn.
Họ phải làm không chỉ vì an toàn cho tài chính của VNA mà còn đảm bảo ngân khố quốc gia đang thắt lưng buộc bụng đừng mất thêm ngàn tỷ nào.
![]() Đã có những tín hiệu tích cực từ nền sản xuất, khi hàng chục ngàn việc làm được các doanh nghiệp tuyển dụng. Đi cùng ... |
![]() Để cùng học sinh vượt qua trận mưa lũ lịch sử tháng 10 vừa rồi, thầy cô Trường PTDT Nội trú Bố Trạch (Quảng ... |
![]() Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương làm căn cứ trả lương cho người lao động. Tuy nhiên bắt đầu từ 01/01/2021 tới đây, khi ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
