Người lao động

Xót xa trước hoàn cảnh éo le của chàng trai bị tai nạn lao động tại Nghệ An

Văn Giang
Tác giả: Văn Giang
Mọi tài sản, của cải trong nhà cứ thế ra đi để dồn toàn lực chữa trị cho người trong viện. Ông Thiệu một tay vừa bế cháu, một tay vừa đút cho con trai từng thìa sữa. Người thanh niên nằm bất động trên giường, chân tay teo tóp, hai hàng nước mắt ứa ra nhìn bố và đứa con thơ không nói thành lời. 
xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an
Nguyễn Khắc Nam bị tai nạn đa chấn thương khi sắp hoàn thành thời gian thử việc. Ảnh do gia đình bệnh nhân cung cấp.

Nguyễn Khắc Nam sinh năm 1993, là người con thứ hai của ông Nguyễn Khắc Thiệu (tại xóm Đình Phùng, xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An). Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng ông bà vẫn gắng cho con ăn học nên người. Tháng 1 năm 2019, sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng vài tháng, Nam xin được việc làm kỹ thuật giám sát cho một công trình lớn tại thành phố Vinh. Những tưởng tương lai tươi sáng sẽ rộng mở với chàng trai nghèo hiếu học xứ Nghệ, chỉ còn 3 ngày nữa là kết thúc thời gian thử việc, nào đâu ai ngờ. Trong khi đi kiểm tra kỹ thuật, do sự cố thang vận, Nam bị ngã từ tầng 4 rơi xuống đất. Những người cùng làm vội vàng đưa anh đến bệnh viện cấp cứu rồi báo cho người nhà.

Thời điểm đó, ông Thiệu như ngất đi khi thấy đứa con trai nằm bất động trong Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, các bác sĩ kết luận Nam bị đa chấn thương (chấn thương sọ não, gãy 7 xương sườn, dập phổi, dập lá lách, gãy đùi trái, gãy bàn tay phải ). Người bố đau đớn: “Con đang khoẻ mạnh mà bị như thế, coi như hết một kiếp người” nhưng “còn nước còn tát, miễn là nó có thể còn tồn tại được trên thế gian, dù có ra sao thì gia đình cũng sẽ chấp nhận, quyết níu giữ đến hơi thở cuối cùng”.

Đau xót lắm anh ạ!”, ông Thiệu nghẹn ngào. Đã lâu rồi những giọt nước mắt mới lại rơi trên gò má đen sạm khi người bố nhớ về những giây phút “hãi hùng của cuộc đời”. Vợ và con dâu thì “ngất lên, ngất xuống”, chỉ còn ông và cậu con trai cả chạy vạy khắp nơi để tìm cách giữ lại mạng sống cho Nam. Cũng may, những cố gắng của gia đình ông cũng không uổng phí, như một sự tiếp sức thần kỳ, người con đã vượt qua được cửa tử, có cải thiện về dấu hiệu nhận biết tri giác và từ đó phải đặt máy thở ở cổ.

"Nam phải sống như người thực vật suốt phần đời còn lại, có chăng nếu chữa trị tốt thì các giác quan sẽ bình phục, nhưng cũng phải mất thời gian và rất tốn kém. Đó là khẳng định của các bác sĩ tham gia vào phác đồ điều trị cho em. Gia đình chúng tôi chấp nhận. Vì Nam bị tai nạn khi đang trong giai đoạn thử việc nên không có bảo hiểm đầy đủ, phía công ty cũng chỉ có trách nhiệm phần nào, còn lại gia đình phải tự thu xếp, lo liệu”, ông Thiệu nói.

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an
Nguyễn Khắc Nam thời điểm hiện tại, bệnh tình đã được cải thiện nhưng phải sống thực vật suốt phần đời còn lại. Ảnh do gia đình cung cấp.

Đó cũng là khởi đầu cho một hành trình dài, gia đình ông đồng hành cùng con đi chữa chạy khắp các nơi, từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An chuyển ra ngoài Bạch Mai, rồi lại vòng về Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành. Đã bao ngày đứa con mê man là bao đêm người cha thức trắng, ngồi nhìn con ứa nước mắt. Những người dân nơi đây cũng không còn xa lạ với hình ảnh ông Thiệu đút cho con từng thìa sữa, người mẹ tội nghiệp ăn chiếc bánh mì ngồi vật vờ ở gầm cầu thang hay người con dâu cứ mỗi khi nhìn thấy chồng là lại khóc ngất. Có những lúc ông nghĩ, giá như mình có thể chịu thay cho con, giá như mình có thể đánh đổi mọi thứ và nằm trên giường kia để con đỡ khổ.

Mọi tài sản, của cải trong nhà cứ thế ra đi để dồn toàn lực chữa trị cho người trong viện. Thời gian đầu, trung bình một ngày số tiền tối thiểu phải chi từ 14 đến 15 triệu, rồi có những ca phẫu thuật một lúc phải nộp luôn 100 – 200 triệu, với hoàn cảnh như gia đình ông cả năm trông vào mấy sào ruộng thì làm sao mà lo nổi. Vì vậy, chỗ nào có thể vay mượn là gia đình tìm đến, thứ gì bán được là gia đình bán đi. Ngôi nhà và mảnh đất ông ở cũng đã cầm cố hết chỗ này đến chỗ khác, từ vay ngân hàng, rồi vay tín dụng và cả anh em họ hàng. Nợ nần cứ thế mà đội lên theo ngày, tất cả đã được ông Thiệu ghi hết vào một quyển sổ dày cộp. Đến thời điểm hiện tại, 800 triệu đồng là số tiền mà gia đình ông phải trả khi chữa trị cho Nam và mới được hơn một năm, số tiền ấy sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Cũng may bệnh tình của em nó có tiến triển, gia đình xin được cho về chăm sóc tại nhà, chỉ mất tiền thuốc hàng tháng. Có ở bệnh viện cũng không giải quyết được gì nữa, vì các bác sĩ đã cố gắng hết sức, giờ chỉ tập trung phục hồi chức năng và hệ thần kinh cho ổn định để nhận biết được tốt hơn thôi. Trung bình hằng tháng chi phí mất 5 triệu tiền bồi dưỡng, chăm sóc, mà gia đình đã đường cùng lắm rồi”.

Đến được ngày hôm nay đối với ông Thiệu như một kỳ tích, nhưng ông hiểu chặng đường phía trước còn rất gian nan. Ông bà giờ đây đã sức tàn lực kiệt, kiếm tiền để duy trì cuộc sống đã khó, kèm thêm khoản nợ cứ lơ lửng mỗi ngày không biết đến bao giờ mới trả nổi lại càng lo hơn. Có lúc tưởng chừng như ông buông xuôi khi thấy gia đình không còn đủ khả năng cứu chữa, nhiều khi người cha ấy định vuốt mắt con nhưng rồi lại gục bên giường khóc nắm chặt tay. “Nhìn con nằm một chỗ, chân tay teo tóp, ngờ nghệch mà lòng như xát muối, nhưng bậc làm cha mẹ này vẫn còn đó, không cho phép nó bỏ chúng tôi mà đi”, ông Thiệu chia sẻ.

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an
Con trai Nam chào đời khi anh bị tai nạn đang trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Ảnh do gia đình cung cấp.

Nhiều khi ngồi bần thần, ông Thiệu chỉ ao ước, giá như con mình đừng rơi vào tình cảnh này thì có lẽ gia đình ông đã hạnh phúc biết chừng nào. Thời điểm Nam bị tai nạn cũng là lúc vợ anh đang mang thai đứa con đầu lòng. “Hai vợ chồng mới cưới được 5 tháng, khi biết tin vợ có bầu, Nam còn lấy quyển lịch đếm từng ngày để mong con chào đời. Vậy mà giờ đây, nó nằm đấy nhưng không thể trả lời khi nay mai đứa nhỏ cất tiếng gọi cha. Mỗi lần nhìn cảnh con trai, rồi con dâu bế cháu ngồi khóc khiến tim tôi thắt lại, xót xa vô cùng”.

Trong những ngày dịch bệnh kéo dài, hoàn cảnh gia đình ông lại càng thêm éo le, những chỗ vay lâu người ta đã giục nhiều lần. Anh con trai cả thì cũng chưa có công việc làm ổn định, đang kiếm từng đồng để lấy tiền mua thuốc hàng tháng cho em, còn người con dâu cũng gạt nước mắt mà đi làm mưu sinh nuôi cháu nhỏ.

Hiện tại Nam đã có thể chớp mắt và nhận diện được những người thân trong gia đình, cho ăn cũng dễ dàng hơn nhưng lúc nào cũng phải có người ở bên trông nom, chăm sóc. “Tôi cũng chỉ mong sao bệnh tình của em có biến chuyển, mong lắm một kỳ tích sẽ đến, mong sự giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm, vì ít nhất cuộc đời nó còn có con thơ, vợ dại”, nói rồi ông Thiệu nắm chặt tay con, lệ rưng rưng.

Nước mắt người cha ấy giờ đây cảm giác đã không còn chảy được nữa trên gương mặt khắc khổ, thân hình gầy mòn tưởng chừng như đã gục ngã trước biến cố cuộc đời xảy đến với cậu con trai, thế nhưng tình thương con vô bờ bến là nghị lực duy nhất giúp vợ chồng ông tiếp tục đồng hành cùng con cho đến hơi thở cuối.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ:

Ông Nguyễn Khắc Thiệu, xóm Đình Phùng, xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An

SĐT: 0979.878.148

Số TK: 3606205145, chủ tài khoản: Nguyễn Khắc Thiệu tại Ngân hàng Agribank, chi nhánh huyện Yên Thành, Nghệ An

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 19/4

Tính đến 7h sáng ngày 19/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,3 triệu người nhiễm virus ...

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an Hành trình phức tạp của virus corona trong cơ thể người như thế nào?

Virus corona có thể đi vào tận mạch máu, từ đó xâm nhập và tấn công các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an Hãy gọi đó là sự bảo kê!

Bên cạnh dịch Covid-19, trong những ngày qua, dư luận xã hội cũng dành nhiều sự quan tâm, chú ý tới những thông tin liên ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm