![]() |
Ảnh minh họa |
Theo phản ánh của báo Lao động, vì để con yên ổn tốt nghiệp (điểm số cuối cùng của học sinh vẫn nằm trong tay giáo viên nhà trường), các phụ huynh đã phải “gạt nước mắt ký đơn”.
Các em học sinh mà bố mẹ “tự nguyện” không cho thi vào lớp 10 đều có học lực không cao, đồng nghĩa với tỉ lệ đỗ thấp. Dư luận đặt ra nhiều hồ nghi, rằng vụ việc liên quan tới bệnh thành tích, nhà trường muốn loại các em học lực kém khỏi kỳ thi để làm đẹp số liệu của nhà trường?
Còn trong buổi làm việc gần nhất, các nhà trường đều cho rằng không có chuyện ép phụ huynh ký đơn. Do các em có học lực yếu, phụ huynh muốn hướng các em học nghề nên đã “tự nguyện”.
Câu “tự nguyện” buông ra làm tôi nhớ hồi còn học cấp 1, cách đây cỡ hơn 20 năm, nhà trường tổ chức dạy thêm vào dịp hè và 100% học sinh đều được/phải tham gia. Trong buổi họp phụ huynh, mẹ tôi cùng các cô, các bác cũng đều phải viết một lá đơn tự nguyện xin tham gia học hè, dù có muốn hay không. Bởi đây là chủ trương của nhà trường, con em đang còn học, không ai dám phản đối một câu.
Và tôi tin là nếu vụ việc của cá nhân tôi năm xưa bị lên án, nhà trường sẽ mang những lá đơn “tự nguyện” ấy như tấm lá chắn trước mọi lời chỉ trích. Người ta sẽ nói, đó là thỏa thuận dựa trên nhu cầu của hai bên trong cuộc, người ngoài không hiểu chuyện đừng can dự. Người ta sẽ nói, học hè giúp chúng tôi ôn tập lại kiến thức cũ, chuẩn bị cho năm học mới (thực tế toàn học trước chương trình).
Nhưng, tôi vẫn thấy lý giải về chuyện “tự nguyện” học hè năm xưa có một chút logic. Rằng chương trình học nặng, dàn trải ngay ở hè để học sinh hiểu rõ bài hơn. Rằng cũng có những phụ huynh muốn giữ con em ở trường thay vì chơi đùa dưới nắng. Dù không đồng tình, nhưng phải thừa nhận vẫn có ít nhiều lý lẽ biện minh.
Quay lại câu chuyện “tự nguyện” cho con không thi vào lớp 10, những câu hỏi đặt ra với những trường trên là: Có sự tồn tại của những lá đơn “tự nguyện” được đăng trên mặt báo không? Nếu có, vì sao phụ huynh phải viết đơn “tự nguyện cho con không thi vào lớp 10” khi thực tế không thi thì chỉ việc không đăng ký là xong?
Còn đây là câu hỏi với ngành Giáo dục: Có áp lực thành tích lên các trường để các trường dùng đủ mọi tiểu xảo để đạt thành tích không? Thang đo giá trị của một ngôi trường được định hình như nào ngoài các con số điểm thi của học sinh? Nếu trường lấy học sinh làm “con tin” để ép phụ huynh phục vụ thành tích, những người trực tiếp và gián tiếp tham gia có đáng đuổi khỏi ngành không?
Sở GD&ĐT TP Hà Nội đang xác minh vụ việc. Kết quả cuối cùng sẽ sớm được biết. Một cuộc điều tra công chính, mạnh tay nếu có sai phạm là điều dư luận đợi chờ. Nhưng điều mà dư luận mong mỏi nhất là có hiểu lầm gì đó, chứ giáo viên mà sẵn sàng tước đoạt quyền được tự quyết, lựa chọn tương lai của học sinh thì không còn gì để nói!
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 2/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới gần 10,8 triệu, hơn 518 ... |
![]() Sau khi hàng loạt khách hàng tố cáo, 2 cơ sở Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus có địa chỉ tại số 78 Trung Kính ... |
![]() Cùng với nỗi lo về sức khỏe và tương lai của con em mình, giờ đây gia đình của em Đoàn Văn Tài - nạn ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
