Hoạt động Công đoàn

TS Nguyễn Đức Tĩnh: “Tôi tự hào là cán bộ công đoàn”

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Xuất thân trong gia đình có bố làm cán bộ công đoàn, bản thân cũng làm công đoàn từ rất sớm, TS Nguyễn Đức Tĩnh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn luôn rất tự hào khoác trên mình màu áo xanh.

Lan toả tình yêu đối với tổ chức Công đoàn

TS Nguyễn Đức Tĩnh quê ở Thái Bình. Năm 1989, khi đang làm nhân viên Nhà nghỉ Công đoàn Đồng Châu, ông được LĐLĐ tỉnh Thái Bình cử đi học Đại học Công đoàn ở Đức. Một năm sau, khi Đông Đức và Tây Đức chính thức hợp nhất, ông trở về nước học tại Trường Cao cấp Công đoàn (nay là Trường Đại học Công đoàn).

Năm 1994, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại trường làm giảng viên. Với tình yêu, niềm tự hào với tổ chức mà mình gắn bó nên đã thành thói quen, mấy chục năm qua, trong buổi giảng đầu tiên cho mỗi lớp, ông luôn dành thời gian để nói về công đoàn. Ông muốn lan toả hình ảnh của tổ chức đến với từng sinh viên, học viên mà mình đứng lớp.

TS Nguyễn Đức Tĩnh: “Tôi tự hào là cán bộ công đoàn”
TS Nguyễn Đức Tĩnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn - Ảnh: ĐHCĐ

Không chỉ vậy, TS Nguyễn Đức Tĩnh khẳng định các sinh viên Trường Đại học Công đoàn sẽ cảm nhận được “chất công đoàn”, “môi trường công đoàn” ngay từ những ngày đầu nhập học. “Chất” ấy thể hiện ở sự quan tâm chu đáo dành cho nhau của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên và các sinh viên khoá trước.

Trả lời cho câu hỏi: “Đào tạo sinh viên Trường Đại học Công đoàn thì khác gì so với các trường khác”, TS Nguyễn Đức Tĩnh cho rằng ngoài chương trình chung của ngành học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sinh viên của trường được học phương pháp vận động, thuyết phục; phương pháp tổ chức hoạt động quần chúng, diễn thuyết, làm việc tổ nhóm… Đây là những kỹ năng không chỉ cần thiết cho cán bộ công đoàn, mà có thể vận dụng cho rất nhiều ngành nghề trong xã hội.

Theo chia sẻ của TS Nguyễn Đức Tĩnh, Trường Đại học Công đoàn hiện xếp hạng thứ 47 trong các trường đại học ở Việt Nam. Có những ngành “hot”, tuyển sinh viên đầu vào 26,5 điểm, song cũng có ngành ít người học, điểm đầu vào thấp. Tuy vậy, nhà trường vẫn giữ ngành học bởi xã hội vẫn rất cần, chẳng hạn như công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp.

Hiện tại, Trường Đại học Công đoàn có Chương trình học bổng công đoàn, theo đó sinh viên là con người lao động bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, sẽ được hỗ trợ tiền học phí ít nhất bằng một nửa số tiền các em phải đóng. Nhà trường cũng khuyến khích, hỗ trợ sinh viên là con cán bộ công đoàn có khả năng nghiên cứu khoa học thông qua Quỹ học bổng.

Triết lý “học để chung sống”

Triết lý giáo dục của Trường Đại học Công đoàn là “học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để khẳng định mình, học để hội nhập, học để kiến tạo tương lai”. Giải thích về triết lý “học để chung sống”, TS Nguyễn Đức Tĩnh cho rằng trong bối cảnh hiện nay, vấn đề hội nhập, đa văn hoá đòi hỏi kỹ năng “chung sống” rất cần thiết. Và điều này cần được hiểu theo nghĩa rộng: Chung sống với môi trường học tập, môi trường làm việc; chung sống với gia đình, với môi trường tự nhiên, xã hội…

TS Nguyễn Đức Tĩnh: “Tôi tự hào là cán bộ công đoàn”
TS Nguyễn Đức Tĩnh (phải) trong chương trình Talk Công đoàn - Ảnh: Văn Quân

“Kể cả trong kinh doanh thì phải chung sống với đối tác kinh doanh”, TS Nguyễn Đức Tĩnh nói, đồng thời cho biết một trong những thế mạnh của nhà trường là đào tạo sinh viên ra trường có khả năng làm việc nhóm – một kỹ năng gần gũi với triết lý “học để chung sống”.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn nói thêm: “Không hoà mình, chung sống với người lao động thì làm sao hiểu được họ và làm sao chăm lo, bảo vệ lợi ích cho họ được?”.

Trong Talk Công đoàn tuần này (phát sóng 20h thứ Bảy, 12/8/2023), TS Nguyễn Đức Tĩnh chia sẻ quan điểm về việc làm thế nào để học viên, sinh viên – những người đã và sẽ làm cán bộ công đoàn có lửa nhiệt huyết với công việc công đoàn; cách “gỡ khó” cho những cán bộ công đoàn đi học nâng cao, bồi dưỡng, hoặc tham gia các lớp cao học, nghiên cứu sinh… tại Trường Đại học Công đoàn.

Cũng tại chương trình Talk Công đoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn có những lời nhắn gửi tới các thế hệ sinh viên nhà trường, đồng thời gửi gắm suy nghĩ của mình tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam sẽ diễn ra trong năm nay.

Mời độc giả xem: Talk Công đoàn: "Tôi tự hào là cán bộ công đoàn"

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: Hồi ức Covid-19 và bài học về sự ứng biến Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: Hồi ức Covid-19 và bài học về sự ứng biến

Rất nhiều câu chuyện về quãng thời gian khi địa phương trở thành “tâm dịch” được đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Chủ tịch LĐLĐ ...

Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước

Dệt May là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước tính đến thời điểm này xây dựng, thương lượng, ký kết được thoả ...

Vận dụng triết lý kinh doanh vào hoạt động công đoàn Vận dụng triết lý kinh doanh vào hoạt động công đoàn

Trong một quán cà phê yên tĩnh được thiết kế trên gác hai căn biệt thự thời Pháp, cầu thang gỗ cót két, đồ đạc ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm