Hoạt động Công đoàn

Vận dụng triết lý kinh doanh vào hoạt động công đoàn

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Trong một quán cà phê yên tĩnh được thiết kế trên gác hai căn biệt thự thời Pháp, cầu thang gỗ cót két, đồ đạc cũ, hoài niệm, bốn bức tường treo kín tác phẩm nghệ thuật..., ông Dũng hồi tưởng lại một thời hoạt động công đoàn sôi nổi.

Mới đó mà đã 3 năm ông Dũng lấy sổ hưu. Cuộc sống của một cán bộ công đoàn hưu trí được ông mô tả: Vui, thanh thản. Sáng dậy từ 4 rưỡi tập gym, bơi lội, ăn, cà phê, đọc báo... Tối ăn, xem tivi, đọc tin tức công đoàn. Thi thoảng đi du lịch, gặp gỡ bạn bè.

Ông Vũ Tiến Dũng – người từng 4 nhiệm kỳ làm Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước ông đã nổi tiếng với ý tưởng kết nạp đoàn viên danh dự, sau Tổng LĐLĐ Việt Nam đã bổ sung quy định này vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Vận dụng triết lý kinh doanh vào hoạt động công đoàn
Ông Vũ Tiến Dũng - nguyên Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam - Ảnh: Văn Quân

“Làm gì cũng cần khuyến mãi, kể cả công đoàn”

Quê ở vùng chiêm trũng Hà Nam, ông Dũng là con cả trong một gia đình nghèo có 7 anh chị em. Thuở nhỏ, ông lóc cóc theo mẹ “đi chợ”. Nhà ông có một vườn chanh, đến mùa, mỗi ngày bà mẹ giao nhiệm vụ cho con trai phải bán được 100 quả. Ngày đầu, cậu bé Dũng ngồi bán đến tận trưa mà vẫn ế. Hôm sau, cậu lén hái thêm 10 quả cho vào rổ, cắp ra chợ rao to: “Ai mua 100 quả, cháu tặng thêm 10 quả”. Thế là chanh bán hết veo.

“Về sau tôi nghĩ, làm bất cứ cái gì cũng phải có khuyến mãi, kể cả làm công đoàn. Không có khuyến mãi không được”, ông Dũng nói.

Công nhân ở các cơ sở ra Hà Nội dự hội nghị tuyên dương, ông đề xuất “khuyến mãi” một, hai ngày ở lại tham quan. Cán bộ công đoàn cơ sở cũng vậy. Ông nêu quan điểm: “Người ta hoạt động công đoàn, phục vụ mình miết mà cứ ra họp xong rồi về chẳng được cái gì cả, tiêu chuẩn thì được 300 nghìn, chẳng giải quyết được gì. Mình phải tổ chức cho người ta kết hợp tham quan đây đó. Đấy có nghĩa là khuyến mãi”.

Vận dụng triết lý kinh doanh vào hoạt động công đoàn
Nhiều kỷ niệm một thời hoạt động công đoàn sôi nổi được ông Vũ Tiến Dũng chia sẻ trong Talk Công đoàn - Ảnh: Văn Quân

Nhớ lại năm 1995, ông Dũng được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Bán hàng của Công ty Cao su Đà Nẵng, lúc ấy hàng rất khó bán bởi khách hàng thường so sánh chất lượng sản phẩm nội - ngoại. Ông Dũng suy nghĩ, đối với người Việt Nam thì điều quan trọng nhất là tinh thần.

“Tôi mới nghĩ ngay rằng cần đề xuất để kết nạp các chủ đại lý làm đoàn viên danh dự vì họ đa số là tư nhân, không sinh hoạt tổ chức nào cả. Nếu tổ chức Công đoàn quan tâm đến người ta thì chắc chắn sẽ có hiệu quả”.

Từ năm 1996, ông Dũng đề xuất kết nạp các đại lý làm đoàn viên danh dự dựa trên tiêu chí doanh thu và mức độ gắn bó với công ty. Quyền lợi và trách nhiệm của đoàn viên danh dự cũng được đưa ra rất cụ thể.

“Trách nhiệm của người ta là doanh thu cao. Bán một đồng doanh thu có nghĩa là tạo một việc làm cho người lao động. Còn trách nhiệm của mình thì phải đảm bảo quyền lợi đoàn viên danh dự, phải khen thưởng, động viên kịp thời, thưởng sáng kiến, thậm chí mời họ đến dự đại hội công đoàn cơ sở dù người ta không được bỏ phiếu, không được ứng cử, đề cử...”, ông Dũng cho biết.

Vận dụng triết lý kinh doanh vào hoạt động công đoàn
Là người vốn là dân kinh doanh, ông Dũng cho rằng "Làm công đoàn cũng cần khuyến mãi" - Ảnh: Văn Quân

Vận dụng kinh doanh vào hoạt động công đoàn

Theo ông Vũ Tiến Dũng – nguyên Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam, hoạt động công đoàn để có hiệu quả cần sự phối hợp giữa chủ tịch công đoàn với giám đốc các cơ sở, kể cả chủ tịch công đoàn tập đoàn với với tổng giám đốc tập đoàn.

Ông Dũng nêu quan điểm, bất cứ điều gì công đoàn đề xuất phải có hiệu quả cho doanh nghiệp và người lao động thì mới được ủng hộ. Ông lấy ví dụ phong trào ý tưởng sáng tạo nếu làm tốt thì đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Và cần có sự tưởng thưởng xứng đáng cho các ý tưởng, sáng tạo của người lao động.

“Cái cơ bản là người lao động cảm thấy được tôn trọng, được động viên kịp thời... Cho nên trong hoạt động công đoàn, nếu mà anh vận dụng cái triết lý kinh doanh sẽ rất là tốt. Bây giờ muốn làm cho tổng giám đốc ủng hộ thì đầu tiên phải mang lại cái hiệu quả cho doanh nghiệp đó. Muốn làm cho người lao động ủng hộ thì cũng phải mang lại hiệu quả cho họ”, ông Dũng nói.

Trong Talk Công đoàn, ông Vũ Tiến Dũng còn chia sẻ những kỷ niệm, trăn trở và dự định còn ấp ủ chưa thực hiện được sau 4 nhiệm kỳ làm Chủ tịch Công đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam; những khó khăn khi triển khai kết nạp đoàn viên danh dự. Ông trải lòng về nghề công đoàn, nêu quan điểm của mình về những phẩm chất quan trọng của người cán bộ công đoàn hiện nay. Từ trải nghiệm của bản thân, ông cũng đưa ra góc nhìn về câu chuyện cán bộ công đoàn trưởng thành từ công nhân lao động...

Bạn đọc quan tâm, cùng đón xem Talk Công đoàn dưới link:

Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước

Dệt May là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước tính đến thời điểm này xây dựng, thương lượng, ký kết được thoả ...

"Đòn bẩy" tạo thế và lực cho hoạt động công đoàn ở Bắc Giang

Nhắc đến Bắc Giang, nhiều người không quên những tháng Hè năm 2021 khi Covid-19 thử thách bản lĩnh của tổ chức Công đoàn địa ...

Đồng chí Hồ Trọng Thoán: Hy sinh phụ cấp, đổi lấy niềm tin Đồng chí Hồ Trọng Thoán: Hy sinh phụ cấp, đổi lấy niềm tin

“Chúng ta khó nhưng không khó bằng người lao động (NLĐ). Chúng ta có lương, lại có thêm phụ cấp nên cần chia sẻ để ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm