Trên Talk Công đoàn, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, ban đầu triển khai ký TƯLĐTT ngành gặp nhiều khó khăn bởi thỏa ước ngành chỉ có thể lan tỏa và thực hiện được khi có các doanh nghiệp tham gia. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thời điểm ấy còn băn khoăn, do dự.
Theo chủ tịch Công đoàn Dệt May, các chủ doanh nghiệp chỉ quen với việc có TƯLĐTT tại doanh nghiệp. Việc tham gia TƯLĐTT ngành đồng nghĩa với các doanh nghiệp phải bước vào một sân chơi rộng hơn, nhiều trách nhiệm ràng buộc hơn.
![]() |
Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam - Ảnh: Văn Quân |
“Họ phải thực hiện những chế độ chính sách cao hơn quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cũng rất là đắn đo, do dự khi quyết định tham gia thỏa ước ngành”, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm chia sẻ.
Để thuyết phục, thương lượng đi đến ký kết TƯLĐTT ngành, Công đoàn Dệt May Việt Nam tập hợp thông tin từ các cơ sở, đồng thời phân tích, so sánh với các lĩnh vực, ngành nghề khác. Bên cạnh đó, giải thích về lợi ích của việc ký kết TƯLĐTT ngành đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Đó là việc góp phần củng cố uy tín doanh nghiệp, giúp khách hàng nhìn nhận rõ hơn trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động, nâng cao vị thế doanh nghiệp Dệt May trên trường quốc tế…
Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp trong ngành Dệt May đăng ký tham gia TƯLĐTT ngành, với số lượng lao động rất lớn.
![]() |
Lễ ký kết TƯLĐTT ngành Dệt May Việt Nam lần thứ V, năm 2021 - Ảnh: CĐDMVN |
Một điểm đáng chú ý trong bản TƯLĐTT ngành Dệt May là lương công nhân lao động cao hơn lương tối thiểu vùng 14%. Thoả ước cũng xây dựng chi phí ăn ca miễn phí cho người lao động ở mức dao động từ 13.000 đồng đến 16.000 đồng tương ứng với 4 vùng trên cả nước. Đây là chi phí “vào bụng” của người lao động, không bao gồm các chi phí khác. Bên cạnh đó, còn có các khoản nghỉ mát, tiền lễ, Tết, sinh nhật công ty hoặc phúc lợi tập thể... Hằng ngày, ngoài thời gian nghỉ giữa giờ theo quy định, người lao động ở các đơn vị được nghỉ từ 5 đến 10 phút tại chỗ hoặc doanh nghiệp tổ chức cho người lao động tập thể dục nâng cao sức khỏe. Mỗi năm, người lao động có 8 giờ được học tập, phổ biến kiến thức nhưng vẫn được hưởng lương.
“Điều đặc biệt, trong thỏa ước lao động tập thể ngành có một nội dung là với những chế độ chính sách mà hiện doanh nghiệp đang thực hiện cao hơn TƯLĐTT ngành thì khi tham gia TƯLĐTT ngành thì doanh nghiệp phải duy trì chính sách như doanh nghiệp đang thực hiện trở lên chứ không được giảm cái chính sách của mình thấp đi...”, đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm chia sẻ.
Trên Talk Công đoàn, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ các bước đi đến ký kết TƯLĐTT ngành; hướng giải quyết khi doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng đến những cam kết đã ký trong thỏa ước. Đồng chí đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người lao động và bản lĩnh của cán bộ CĐCS trong việc giám sát bản thỏa ước.
Mời độc giả xem chi tiết tại link:
![]() Rất nhiều câu chuyện về quãng thời gian khi địa phương trở thành “tâm dịch” được đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Chủ tịch LĐLĐ ... |
![]() “Chúng ta khó nhưng không khó bằng người lao động (NLĐ). Chúng ta có lương, lại có thêm phụ cấp nên cần chia sẻ để ... |
![]() Đó là chia sẻ của đồng chí Hồ Sĩ Tân - Uỷ viên BCH Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
