Hoạt động Công đoàn

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: Hồi ức Covid-19 và bài học về sự ứng biến

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Rất nhiều câu chuyện về quãng thời gian khi địa phương trở thành “tâm dịch” được đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang chia sẻ với Talk Công đoàn tuần này.

Mở đầu cuộc trò chuyện, đồng chí Nguyễn Văn Cảnh chia sẻ, Giải thưởng Nguyễn Văn Linh (năm 2022) là niềm vinh dự và là mốc son lớn nhất trong sự nghiệp công đoàn của mình. Bởi lẽ, giải thưởng mang tên cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh – người truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ cán bộ về tinh thần “nói đi đôi với làm”, luôn sâu sát thực tiễn cuộc sống, lắng nghe, thấu hiểu khó khăn của nhân dân, trong đó có công nhân lao động.

“Bây giờ nghĩ lại mới thấy mình liều”

Vào mùa Hè năm 2021, Bắc Giang trở thành tâm dịch, liên tiếp các ca F0 trong công nhân các khu công nghiệp. Lúc đó, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang có một quyết định rất nhân văn, đó là giữ chân 67.000 công nhân ngoại tỉnh ở lại Bắc Giang, tránh lây nhiễm dịch bệnh sang các địa phương khác. Đồng chí Nguyễn Văn Cảnh cho biết lúc bấy giờ rất bất ngờ và lo lắng.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: Hồi ức Covid-19 và bài học về sự ứng biến
Đồng chí Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang - Ảnh: Hoàng Quân

“Cái lo rất lớn là làm thế nào để mà chăm lo được đời sống vật chất cũng như động viên được tinh thần của hàng chục nghìn công nhân lao động ở trong các khu nhà trọ. Con số lớn lắm! Đặc biệt là khi người ta nhận một cái lệnh đó hầu như không có ai có sự chuẩn bị gì”, đồng chí Nguyễn Văn Cảnh nhớ lại.

Với trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức Công đoàn tỉnh Bắc Giang, đồng chí Nguyễn Văn Cảnh tổ chức họp bàn, tìm giải pháp. Rất nhanh chóng, hệ thống “Siêu thị 0 đồng” ra đời, đặt tại các địa bàn bị phong tỏa, cách ly có đông công nhân lao động.

Đồng chí Cảnh nói rằng, trong lúc chống dịch có rất nhiều quyết định được đưa ra “nhưng quyết định mạo hiểm nhất là thành lập tổ cứu trợ khẩn cấp”. Tổ này có 12 người, hoạt động trong vùng dịch, có nhiệm vụ xuống các khu cách ly, phong tỏa để cứu trợ công nhân lao động, từ thức ăn, nhu yếu phẩm đến giải quyết các tình huống phát sinh.

“Chị em đến tháng sinh nở, phải được giúp để đi đến trạm y tế. Có công nhân ốm thì cũng phải giúp đưa họ đi viện. Đặc biệt có những trường hợp mất người thân thì anh em cũng phải tính toán giúp họ làm sao để về chịu tang được”, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang chia sẻ.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: Hồi ức Covid-19 và bài học về sự ứng biến
Cán bộ Công đoàn tỉnh Bắc Giang vận chuyển hàng hóa cứu trợ cho công nhân lao động trong đại dịch Covid-19 - Ảnh: CĐBG

Nhóm 12 cán bộ công đoàn bấy giờ thường xuyên tiếp xúc trong vùng dịch, với người mắc Covid-19, nguy cơ lây bệnh cao. Đồng chí Nguyễn Văn Cảnh luôn lo lắng nếu họ bị mắc bệnh thì không lường trước sẽ diễn biến tới đâu, không loại trừ sẽ thành trường hợp nặng, thậm chí không qua khỏi. Nhưng với tinh thần trách nhiệm và tình cảm với công nhân lao động, tổ cứu trợ khẩn cấp đã lao vào tâm dịch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

“Bây giờ nghĩ lại mới thấy quyết định thành lập cái tổ này đúng là thật sự liều nhưng may mắn cũng đứng về phía mình, anh em đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở về an toàn, không ai bị mắc Covid-19 cả”, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chia sẻ.

Luôn nhạy bén để ứng phó với tình huống khẩn cấp

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cho rằng Covid-19 để lại cho cán bộ công đoàn nhiều bài học, đó là sự tăng cường phối hợp giữa LĐLĐ tỉnh với các cái ban, ngành, đoàn thể khác; việc phát huy nội lực, tinh thần trách nhiệm của anh em cán bộ công đoàn; nêu cao tinh thần đoàn kết, yêu thương công nhân lao động.

Bên cạnh đó còn là bài học về việc tổ chức phát huy tốt các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức Công đoàn trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

“Tổ chức Công đoàn phải xây dựng nguồn lực đủ mạnh để sẵn sàng ứng phó với các cái tình huống khó khăn nhất”, đồng chí Cảnh nói.

Để đáp ứng được những yêu cầu của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cho rằng cán bộ công đoàn ngoài nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, tư tưởng, kỹ năng tuyên truyền, vận động, thương lượng, tổ chức sự kiện... thì rất cần sự nhạy bén.

“Anh em phải bám nắm cơ sở, phải rất nhanh nhạy để mà nắm bắt được tâm tư nguyện vọng công nhân lao động cũng như quan điểm, dự định của chủ doanh nghiệp... Nếu không nắm được là mình đi sau, đi chậm, có khi tình huống trở nên nguy cấp lắm rồi”, đồng chí Nguyễn Văn Cảnh nhấn mạnh.

Ngoài nội dung trên, tại Chương trình Talk Công đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang chia sẻ kinh nghiệm kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp; nhìn nhận thẳng thắn những khó khăn mà công nhân lao động trên địa bàn tỉnh đang phải đối diện; những chia sẻ mang tính dự báo về khó khăn, thách thức của Công đoàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

Bên cạnh đó là những giải pháp, kiến nghị tháo gỡ khó khăn và lời tâm huyết dành cho những cán bộ công đoàn trẻ tuổi...

Mời quý độc giả đón xem Chương trình Talk Công đoàn, phát sóng 20 giờ ngày 29/4/2023 trên Tạp chí điện tử laodongcongdoan.vn.

“Vì người lao động, mình chấp nhận tình huống xấu nhất có thể trở thành F0” “Vì người lao động, mình chấp nhận tình huống xấu nhất có thể trở thành F0”

Một đồng nghiệp gửi cho tôi bức ảnh chụp từ tâm dịch Việt Yên, Bắc Giang. Trong ảnh, người đàn ông mặt đỏ gay đang ...

Món quà đặc biệt của đoàn viên gửi vào Món quà đặc biệt của đoàn viên gửi vào "tâm dịch"

Nhìn lọ muối lạc, món ăn khoái khẩu của chồng trong bữa cơm tối, chị Hương nảy ra ý tưởng làm món ăn này gửi ...

Bắc Giang: Năm 2023 dự báo doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 65 nghìn lao động Bắc Giang: Năm 2023 dự báo doanh nghiệp có nhu cầu tuyển 65 nghìn lao động

Theo kết quả điều tra, dự báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang, năm 2023, toàn tỉnh có ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm