Hoạt động Công đoàn

TP.HCM tăng cường công tác truyền thông trong các khu nhà trọ để phòng chống ma túy

PHẠM THUỶ
Tác giả: PHẠM THUỶ
Vào tháng 11/2022, TP.HCM đã triển khai kế hoạch truyền thông năm 2023 sau gần 2 năm bị gián đoạn do dịch Covid-19. Trọng tâm trong kế hoạch này là tăng cường công tác truyền thông đến các khu nhà trọ.
Đặc điểm các loại ma túy tổng hợp và những tác hại mà CNLĐ cần biết Công nhân, người lao động là đối tượng dễ bị ma túy cám dỗ Muốn phòng chống tệ nạn ma túy, công nhân lao động cần hiểu biết về ma túy
Thí điểm chương trình SAFE-ZONE tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Na. Ảnh : interneti
Thí điểm chương trình SAFE-ZONE tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Ảnh: IT

Theo ông Nguyễn Trọng Tính, Giám đốc Trung tâm công tác xã hội (TT CTXH) - LĐLĐ TP.HCM, năm 2020 cả nước phát hiện hàng trăm vụ buôn bán và sử dụng ma túy trong công nhân lao động (CNLÐ) tại các khu công nghiệp (KCN), KCX (khu chế xuất). Phần lớn CNLÐ làm việc tại các KCX, KCN ở trong độ tuổi từ 18 đến 35. Những CNLÐ này xa gia đình, thuê chỗ ở trọ trong những khu nhà trọ thiếu an toàn, điều kiện sống thấp. Và đặc biệt do trình độ dân trí không cao, hiểu biết pháp luật hạn chế lại sống và sinh hoạt trong môi trường như vậy nên một bộ phận CNLÐ dễ tiếp xúc với những tệ nạn xã hội. CNLÐ ở lứa tuổi có gia đình ít bị lôi kéo hơn nhờ họ tập trung vào các mối quan hệ gia đình.

Những công nhân trẻ khi tham gia các buổi liên hoan, sinh nhật, đi bar, đi hát ka-ra-ô-kê dễ bị bạn bè, các đối tượng mua bán ma túy lôi kéo. Do cuộc sống xa gia đình, bấp bênh về việc làm, thu nhập kém, ít có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh khiến cuộc sống của CNLÐ thường bị tù túng, dẫn đến buồn, chán… Những lý do trên khiến họ dễ vướng vào cạm bẫy của ma túy.

Theo Công an TP.HCM, hiện nay số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy tại TP.HCM chiếm khoảng 1/10 cả nước. Trong số 27.997 người nghiện có hồ sơ quản lý, số có mặt tại địa phương là 16.773 người (chiếm khoảng 60%), số quản lý trong nhà tạm giữ, tạm giam là 846 người (chiếm 2,31%); số hiện đang quản lý tại các trung tâm, cơ sở cai nghiện xã hội, cai nghiện tự nguyện là 10.576 người (chiếm 37,75%).

Ông Nguyễn Trọng Tính cho biết thêm, năm 2022, với sự hỗ trợ và chỉ đạo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trung tâm LIFE thông qua dự án LADDERS đã hợp tác với một số công ty, nhà máy để triển khai thí điểm chương trình SAFE-ZONE tại TP.HCM và Đồng Nai với các hoạt động dự phòng và nâng cao sức khỏe cho CNLĐ. Đây là những khu vực có mật độ nhà máy, KCN và lượng CNLĐ cao nhất ở phía nam.

Thông qua chương trình, giúp CNLĐ hiểu tác hại của ma tuý đối với sức khoẻ. Khi đã lỡ dính vào nghiện, chích hút thì có phương pháp thay thế methadone. TT CTXH đã phối hợp với các KCN – KCX thực hiện kế hoạch của UBND TP.HCM, thiết kế nội dung tuyên truyền với tờ rơi, chuyển xuống khu nhà trọ có đông công nhân trong địa bàn thành phố. "Khi phối hợp với các chương trình phòng chống AIDS của Thành phố, chúng tôi sẽ tiến hành truyền thông thêm tại các khu nhà trọ. Thông qua nhiều buổi tổ chức truyền thông như vậy để nâng cao kiến thức về đời sống sức khỏe, giúp công nhân điều chỉnh hành vi để tự chủ trước sự cám dỗ của hoàn cảnh, thận trọng hơn trước những lôi kéo, rủ rê. Đặc điểm của nhóm công nhân bị lôi kéo thường tập trung ở độ tuổi 18 đến 35, trong đó phần lớn là người chưa lập gia đình. Những công nhân có liên quan đến hoạt động tín dụng đen cũng có nguy cơ cao bị dẫn dắt lôi kéo vào con đường vận chuyển, buôn bán cho những tổ chức này để gán nợ, kiếm tiền. Buồn chán, thất tình cũng là một trong những nguyên nhân khiến CNLĐ dễ sa ngã vào sử dụng ma tuý.

Ông Nguyễn Trọng Tính cũng cho biết, tháng 11/2022, Thành phố đã triển khai kế hoạch truyền thông năm 2023 sau gần 2 năm bị gián đoạn do dịch bệnh Covid - 19. Trong năm 2022, chương trình tuyên truyền bị hạn chế do ngân sách. Qua năm 2023, kế hoạch sẽ là tăng cường công tác truyền thông đến các khu nhà trọ. Đối với những trường hợp mắc tệ nạn, chương trình sẽ nối tiếp các năm trước, phối kết hợp với các nhóm, tổ công tác xã hội đi đến các KCN, khu nhà trọ có đông CNLĐ để phát bao cao su phòng bệnh lây lan qua đường tình dục, giúp cho người nghiện ma tuý biết sử dụng methadone thay thế trong điều trị. “Đối với chính sách phòng ngừa, chúng tôi sẽ tiếp tục truyền thông trong các tổ công đoàn cơ sở, hướng dẫn công đoàn cơ sở tuyên truyền trong các bảng tin tại công ty, xí nghiệp, nhà máy”.

“Hàng trắng thì đừng, hàng ke hàng đá anh mừng cho em”

Theo đại tá Tạ Đức Ninh - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng phòng chống ma túy, một trong những chiêu thức tội phạm dẫn dụ lôi kéo người khác sử dụng ma túy là khuyên bảo đừng dùng heroin (hàng trắng) vì nó dễ gây nghiện, nhưng với ma tuý tổng hợp (ke: ketamin và đá: ma tuý đá) thì họ khuyên rằng, có thể sử dụng vì không gây nghiện: "Hàng trắng thì đừng, hàng ke hàng đá anh mừng cho em". Nhưng thực chất, hàng ke, hàng đá đều là chất gây nghiện và đã nghiện thì không thể từ bỏ được.

Cũng theo đại tá Tạ Đức Ninh: shisa, thuốc lá điện tử là chất gây nghiện quen thuộc nhất với đời sống công nhân lao động. Shisa không phải ma túy nhưng trong quá trình sử dụng, nước trong bình hút shisa rất dễ bị pha, hòa ma túy đá. Tương tự tinh dầu dùng để hút thuốc lá điện tử có nguy cơ rất cao bị pha trộn, tẩm cần sa. Đây chính là mối nguy hiểm khiến CNLĐ dễ dàng sử dụng ma túy đi vào con đường mắc nghiện mà không hề hay biết.

Qua tìm hiểu, đối tượng sản xuất, buôn bán liên tục tìm cách biến đổi các loại ma túy tổng hợp nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Bên cạnh những chiêu thức núp bóng dưới vỏ bọc của các loại đồ ăn, thức uống thông thường. Ví dụ: chocolate chứa cần sa trộn lẫn bột ca cao và các thành phần chiết xuất từ cây cần sa, gây ảo giác cho người sử dụng. "Tem giấy" cũng là dạng thức mới của ma tuý mà người dùng chỉ cần liếm miếng tem hay đặt miếng tem lên đầu lưỡi, ma tuý sẽ lập tức tạo ra cảm giác cho người dùng. Đáng chú ý, mới đây đã xuất hiện một loại ma túy tổng hợp dạng bột trái cây pha uống màu trắng đục với mùi hương trái cây. Tuy vậy thành phần chủ yếu trong chất bột này là ma túy tổng hợp MDMA. Cùng với đó là nhiều dạng ma túy núp bóng khác như tinh dầu thuốc lá điện tử, trà chanh, nước giải khát Tropicana, Twister, nước nho Ribena chứa chất ma túy ketamine, ….

Để giúp nâng cao nhận thức, cảnh báo trong CNLĐ, nhất là CNLĐ tại các KCN, KCX về hiểm họa ma túy, các cấp công đoàn cần tăng cường công tác tuyên truyền. Đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong việc tuyên truyền, vận động gia đình, người thân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác phòng chống ma túy, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; vì cuộc sống bình yên và sức khỏe của NLĐ, đồng thời ngăn chặn tệ nạn ma túy trong công nhân lao động, tạo môi trường lành mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công đoàn vào cuộc tích cực trong cuộc chiến chống ma túy trong công nhân lao động Công đoàn vào cuộc tích cực trong cuộc chiến chống ma túy trong công nhân lao động
Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy Giúp công nhân tăng “sức đề kháng” trước tác hại của ma túy
Truyền thông về phòng chống ma túy, tội phạm, tín dụng đen cho công nhân lao động Truyền thông về phòng chống ma túy, tội phạm, tín dụng đen cho công nhân lao động

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm