![]() |
Thủ tướng Anh quyết định lấy tên hai bác sĩ điều trị Covid-19 cho con trai mới sinh. Ảnh: The Pigeon Express |
Trong những tháng ngày cả thế giới căng mình chống chọi với đại dịch Covid-19, có rất nhiều những nghĩa cử, những hành động bày tỏ lòng biết ơn đầy cao đẹp của người dân Việt Nam cũng như ở mọi quốc gia khác đối với các bác sĩ và nhân viên y tế - những người lính ở tuyến đầu chống dịch.
Nhưng hôm nay, tôi muốn nói về một nghĩa cử tuyệt vời, một hành động thể hiện lòng biết ơn sâu nặng đầy nhân văn và văn hoá cao đối với các bác sĩ chống dịch Covid-19. Câu chuyện đẹp hiếm có này vừa diễn ra tại nước Anh, có thể nhiều người đã đọc đã nghe nhưng đều lướt qua như một chuyện bình thường diễn ra mỗi ngày ở các nhà hộ sinh.
Đó là chuyện ngày 29/4/2020 vừa qua, bà Carrie Symonds, hôn thê của Thủ tướng Anh Boris Johnson, đã sinh hạ con trai tại một bệnh viện ở London. “Thủ tướng và bà Symonds rất vui mừng được thông báo sự ra đời của một bé trai khỏe mạnh tại một bệnh viện ở London vào sáng sớm nay. Cả mẹ và bé đều rất khỏe mạnh”, Reuters dẫn thông báo từ phát ngôn viên của Thủ tướng Boris Johnson hôm 29/4 cho biết.
“Thủ tướng và bà Symonds gửi lời cảm ơn tới nhóm hộ sinh tuyệt vời của Cơ quan Y tế Quốc gia”, người phát ngôn cho biết thêm. Thủ tướng Johnson, 55 tuổi, đã quay trở lại làm việc hôm 27/4, một tháng sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Bà Symonds, 32 tuổi, cũng có triệu chứng nhiễm virus nhưng đã hồi phục nhanh chóng. Con trai mới sinh của Thủ tướng Johnson và bà Symonds là em bé đầu tiên của một Thủ tướng Anh đương nhiệm chào đời kể từ năm 2010.
Việc vị hôn thê của một Thủ tướng, của một Tổng thống hay của một dân thường sinh con thì chắc chắn là một niềm vui lớn của họ và gia đình, có thể là niềm vui của cả một Hoàng gia hay Quốc gia, nhưng nó vẫn chưa phải là điều để nói về một tình sâu nghĩa nặng đối với ngành y và các nhân viên y tế những ngày chống dịch này.
Chuyện là thế này. Thủ tướng nước Anh và vị hôn thê của ông vừa quyết định đặt tên đứa con trai mới sinh ngày 29/4 của họ là Wilfred Lawrie Nicholas Johnson. Wilfred và Lawrie là thuộc về tên ông nội của ông Thủ tướng và tên ông nội của vị hôn thê, đó là điều dễ hiểu rồi; còn Nicholas chính là tên bác sĩ Nick Price và bác sĩ Nick Hart, 2 thầy thuốc đã cứu mạng ông Thủ tướng khi ông mắc căn bệnh Covid-19 quái ác vừa mấy tuần trước đây.
Sáng 2/5, viết mấy dòng trên Instagram, bà Sygmonds đã tiết lộ tên đứa con của mình như vậy. Nó chấm dứt tin phỏng đoán của nhiều người dân nước Anh nghĩ rằng ông Johnson sẽ đặt những cái tên khác để liên hệ với tên con trai mình, chẳng hạn như Wilston Churchill, do sự rất mến mộ của ông với vị Thủ tướng Anh lừng danh thời chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Việc đã đặt cái tên cho con trai của mình ghi nhận lại tên của 2 vị bác sĩ, hai con người đã có công giành lại sự sống cho ông Boris Johnson qua trận đại dịch bệnh Covid-19 - mà ngay vào lúc này đây nó vẫn đang tàn phá nước Anh không chỉ là một hành động hàm ơn, mà còn là một việc làm có ý nghĩa lớn lao và sâu sắc trong việc động viên, khích lệ các bác sĩ và nhân viên y tế không chỉ ở nước Anh mà trên toàn thế giới trong gian lao, vất vả, nguy hiểm chống chọi với Covid-19.
Rất có thể vị hôn thê cùng chồng là Thủ tướng Anh đã chuẩn bị những cái tên rất đẹp, rất hay, mang những ý nghĩa sâu xa gắn liền với những kỉ niệm tình yêu của họ, với cuộc sống riêng tư của họ, gắn liền với gia thế của cả 2 người. Thế nhưng, cuối cùng, họ đã bỏ tất cả những cái tên đó để lấy tên của 2 vị bác sĩ đặt cho con trai mình.
Tình nghĩa sâu xa, lòng biết ơn chân thành, sự hàm ơn sâu sắc đối với các bác sĩ - từng ấy chưa phải là tất cả ý nghĩa việc làm của ngài Thủ tướng Anh và vị hôn thê của mình. Cao hơn thế, theo tôi nghĩ, đây là một sự hy sinh đầy cao cả những mong muốn cá nhân, những niềm vui của gia đình riêng cho việc động viên các y, bác sỹ, động viên cả ngành y trong công cuộc chống dịch, là trách nhiệm cao cả của một vị nguyên thủ quốc gia vì đất nước, vì toàn dân.
![]() Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 3/5, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,47 triệu ... |
![]() Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, nhiều công nhân phải tạm ngưng việc làm hoặc thời gian nghỉ và ... |
![]() Các nhà khoa học mới đây cho biết đã tìm thấy một loại kháng thể đầu tiên có khả năng vô hiệu hóa được virus ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
