
Làm ăn thua lỗ hay nợ nần nếu chính đáng và hợp lý không phải điều bất thường, tuy nhiên lại khoe khoang quyền quý, tiền muôn bạc vạn mà hành xử như thế rất khó để chấp nhận!
Không khó để đọc thấy câu chuyện chủ một công ty bất động sản không nhỏ đang nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội của nhân viên đến 11 tháng. Khoản tiền ấy chỉ khoảng 1,3 tỷ đồng, không quá lớn so với những gì dư luận được biết về tài sản khổng lồ nhà ấy thường lên mặt báo. Có lẽ điều đó đã dẫn đến những bình luận chua cay kiểu như một chiếc túi xách hàng hiệu của người thân ông chủ đã đủ trả nợ cho người làm công ăn lương khốn khó.
Chuyện tương tự như vậy không hiếm thời gian gần đây, khi mà hàng loạt doanh nghiệp tên tuổi bị bêu tên vì nợ bảo hiểm xã hội nhiều, dai và cả chây ì!
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến hết năm 2023, hơn 200.000 lao động bị nợ bảo hiểm xã hội suốt một thời gian dài. Nghiêm trọng hơn khi phần lớn doanh nghiệp nợ khoản tiền này lại phá sản hoặc bỏ trốn, vướng lao lý và ít hy vọng trả nợ! Cùng với đó là hơn 4000 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội rơi vào nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi. Điều đó đồng nghĩa với việc 200.000 lao động trên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về các khoản an sinh cả hiện tại lẫn tương lai. Đã bàn rất nhiều, đưa ra cả Quốc hội để tìm cách xử lý rốt ráo cũng như ngăn chặn tái diễn. Tuy nhiên từ bàn họp đến thực tế vẫn còn khoảng cách dài.
Xử phạt không nghiêm, hình phạt không tương xứng và nhất là những ông chủ vẫn nhởn nhơ mặc cho nhân viên lao đao như ví dụ ở trên. Không chỉ là tuổi già mất nguồn an sinh hoặc tiền hưu có thể bị sụt giảm mà chế độ thai sản, bảo hiểm y tế cùng nhiều chế độ khác ngay trước mắt cũng bị tác động xấu. Không ít nhân viên nai lưng quần quật nhiều năm trời, khi công ty phá sản hay chuyển đi nơi khác làm mới ngã ngửa ra bao năm không được đóng bảo hiểm xã hội dù tháng nào tiền lương cũng bị trừ thẳng tay.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 sẽ chính thức xử lý hình sự đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động. Ngoài ra còn buộc doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng… Thật ra vài hình thức tương tự đã có trong Luật, quy định trước đây nhưng làm chưa nghiêm, xử chưa tới và hậu quả nặng nề cả người lao động lẫn ngân sách quốc gia đang gánh chịu. Giờ đây chỉ cần làm như nói, thực hiện giống quyết tâm thì việc trốn, nợ bảo hiểm xã hội chây ì may ra mới bớt dần.
Bảo hiểm xã hội là quyền lợi của người lao động và nghĩa vụ của bên sử dụng lao động chứ không phải là đặc ân hay ban ơn của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Càng không thể chấp nhận chủ doanh nghiệp ăn chơi phè phỡn, khoe khoang sang giàu mà lại nợ như muốn cầm luôn khoản bảo hiểm xã hội nhiều khi rất nhỏ so với những gì đại gia “thể hiện”.
Mạnh tay với kiểu nợ tác động xấu đến an sinh xã hội này không chỉ giúp bớt gánh nặng cho quốc gia mai sau, đỡ đần người lao động lúc về già hoặc gặp sự cố mà còn giữ nghiêm phép nước. Không thể có chuyện “sống chết mặc bây”, nợ tiền bảo hiểm xã hội mà vẫn cứ vung vít ăn xài!
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Tiền tỷ của đại gia và khoản nợ bảo hiểm xã hội của nhân viên", bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
