
Có thể còn hơi sớm để khẳng định tiền bắt đầu chảy vào nền kinh tế đang cần cả vốn lẫn đơn hàng và việc làm cho hàng triệu lao động nhưng đây là tín hiệu tốt cho tất cả.
Ai cũng hiểu ngân hàng phải giảm lãi suất là chuyện chẳng đặng đừng vì đầu ra - cho vay khó khi mà việc làm ăn, giao thương tắc nghẽn. Chỉ khi nào kinh doanh thuận lợi, sản xuất tiến triển, đơn hàng về lại… thì doanh nghiệp mới cần vốn, ngân hàng cần tiền và lãi suất tăng để hút tiền gửi. Cũng chẳng quốc gia nào phồn vinh và kinh tế phát triển mà tiền cứ nằm mãi trong kho và “dòng máu” này không thông suốt đều đặn.
Không chỉ tín hiệu đã lóe sáng từ phía ngân hàng, doanh nghiệp mà mới đây Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay: “Tính đến ngày 28/3, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 0,9%, trong khi tháng 1 và tháng 2 âm. Đến nay, tín dụng tăng khoảng 1%. Với dấu hiệu khởi sắc này, nền kinh tế bắt đầu ngấm vốn. Hy vọng trong quý II và III, nhất là quý IV, nguồn vốn tín dụng sẽ đạt mức kỳ vọng dự kiến cả năm là 14-15%”.
Ngân hàng thương mại tăng lãi suất để thu hút tiền gửi dù có nhìn góc nào thì cuối cùng cũng phải thấy rằng bơm được vốn qua doanh nghiệp đi vào nền kinh tế đang cần thì họ mới có lãi thực sự, tồn tại lâu dài và chẳng ai dại gì đem tiền về cất két. Có thể nhiều ngân hàng còn những tính toán khác nhưng kinh doanh tiền và phải có lãi mới dám làm luôn là tiêu chí sống còn của cả họ lẫn người vay, doanh nghiệp khát vốn. Tuy nhiên khi chuyện đó suôn sẻ, tiền chảy đều và lưu thông mạch lạc thì không chỉ ngân hàng và doanh nghiệp có lợi mà tất cả chúng ta đều trực tiếp hay gián tiến có phần trong đó.
Điều dễ thấy nhất là khi doanh nghiệp được bơm vốn, có thêm đơn hàng, tạo thêm việc làm cùng thu nhập thì hàng triệu người lao động và gia đình họ sẽ dễ thở hơn, cuộc sống đỡ bấp bênh, ổn định dần. Kéo theo đó là an sinh xã hội tốt dần lên cũng như những bất ổn tiềm tàng sẽ từ từ lắng xuống. Một khi cả hệ thống ngân hàng vì chính mình muốn đẩy vốn ra cho doanh nghiệp làm ăn và người đứng đầu Chính phủ thường xuyên đốc thúc việc này thì tiền bắt buộc phải chạy vì lợi ích chung chứ không còn cách nào khác.
Mới 1-2 tuần lãi suất rục rịch tăng và quyết tâm đẩy mạnh tín dụng cho doanh nghiệp phần nhiều ở cấp cao hơn bên dưới thì chưa thể nói tình trạng “lên TV vay tiền lãi thấp” đã chấm dứt. Cũng còn quá sớm để nói rằng nền kinh tế thực sự khởi sắc, dòng vốn đang chảy mạnh. Hiện nay, để vay vốn ngân hàng cho sản xuất, kinh doanh hiện không dễ như người ta quảng bá. Yêu cầu tiên quyết ở nhiều ngân hàng vẫn là phải có tài sản thế chấp nhưng tài sản của nhiều doanh nghiệp đã được thế chấp để vay các khoản vay cũ. Trong khi đó, doanh nghiệp cần khoản vay mới nhưng các khoản vay cũ đang phải gánh lãi suất cao. Nếu được hỗ trợ giảm lãi suất với các khoản vay cũ và việc tiếp tục giải ngân thuận lợi hơn thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và nắm bắt được cơ hội của mình khi thị trường phục hồi.
Để gỡ khó cho cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng, hiện Ngân hàng Nhà nước đang rà soát để gia hạn thời gian áp dụng Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Thay vì hết hiệu lực từ tháng 6/2024, các chính sách trong thông tư này có thể kéo dài thêm thời hạn tới hết năm. Ngân hàng Nhà nước cũng thúc đẩy các tổ chức tín dụng triển khai các chương trình tín dụng ưu tiên cho doanh nghiệp thực chất hơn. Dòng tiền sẽ thực sự chảy nhanh, mạnh và lâu dài nếu những nỗ lực trên không chỉ có trên TV và ngược lại…
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
