Nghiên cứu

Thực trạng tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động Việt Nam

PGS. TS. Vũ Quang Thọ
Tiền lương là điều kiện vật chất để NLĐ sống và hành động. Điều kiện vật chất ngày càng đầy đủ, dư dả sẽ càng giải phóng con người khỏi những lo toan thường nhật. Thị trường lao động ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng lụy vào tiền lương nhiều hơn, và do đó, người ta càng chăm chú tìm những cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) có thể lo được các mức lương khả dĩ hơn.
Thực trạng tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động Việt Nam
Hiện có tình trạng một số doanh nghiệp “lập lờ” giữa mức lương tối thiểu và lương bình quân của doanh nghiệp, khiến người lao động bị thiệt thòi. Ảnh minh họa.

1. Vai trò của tiền lương, các yếu tố hình thành mức lương, thu nhập của NLĐ

Trong các doanh nghiệp SXKD, loại công việc nào, những cơ sở kinh doanh nào tạo ra mức lương và thu nhập cao, có tính ổn định thì NLĐ sẵn sàng làm việc. Họ quý trọng từng giờ, từng phút của thời gian làm việc, vì thời khắc trôi qua họ thấy tiếc chưa kịp làm việc và cống hiến, để có thể nhận được mức lương mà NSDLĐ trao cho.

Trong các nhân tố hình thành mức lương, thu nhập của NLĐ cần phải tính đến trình độ phức tạp của kỹ thuật và công nghệ mà NLĐ phải thực hiện. Vì thế, trong tổ chức lao động người ta mới chia thành những công việc mà NLĐ trước khi thực hiện phải được huấn luyện, đào tạo kỹ càng, chu đáo ở trường lớp. Thời gian đào tạo là thước đo chung cho mọi trình độ và cấp độ đào tạo. Ngoài việc học lý thuyết, các học viên phải được thực hành, thực tế và cuối cùng là thực tập để làm quen và thuần thục với công việc.

Các công việc càng phức tạp, càng nhiều kỹ thuật mới… NLĐ càng cần thực tập, thực tế trước khi chính thức làm việc. Vấn đề thực tập không những không tách với các khâu của đào tạo, mà còn trở thành yêu cầu bắt buộc, một bài tập lớn mà các thành viên phải đạt được. Thời gian thực tế, thực tập được tính chung vào thời gian được đào tạo và do đó, tính vào quỹ thời gian cần thiết để hoàn thành toàn bộ quá trình đào tạo.

Thực trạng tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động Việt Nam
Năng suất lao động cao giúp người lao động có được mức lương cao, điều đó phụ thuộc vào khả năng công nghệ của doanh nghiệp và tay nghề của người lao động. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất TV Vsmart hiện đại của Nhà máy tivi Vsmart (KCN Hòa Lạc, Hà Nội).

Định mức lao động cũng là nhân tố có liên quan rất nhiều đến đơn giá trả lương mà NLĐ là người nhận và NSDLĐ là người trả. Có hai biểu thức trực tiếp liên quan đến đơn giá trả lương: đơn giá tính theo mức sản lượng và đơn giá tính theo mức thời gian. Vì mức thời gian là nghịch đảo của mức sản lượng, nên chung quy lại, dù tính như thế nào thì đơn giá tiền lương cũng sẽ tỷ lệ thuận với số đơn vị thời gian cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm, hàng hóa, một công việc; hoặc tỷ lệ nghịch với số đơn vị sản phẩm, hàng hóa, công việc được hoàn thành, được chế tạo tức là được nghiệm thu trong một đơn vị thời gian.

Hay nói ngắn gọn là: đơn giá tiền lương tỷ lệ thuận với mức thời gian và tỷ lệ nghịch với mức sản lượng. Trong một đơn vị thời gian, NLĐ càng làm ra được nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì đơn giá trả lương cho một đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ấy càng thấp (chi phí thấp, hạ giá). Cũng tương tự như vậy, nếu thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ càng lớn thì đơn giá trả lương càng cao. Như vậy định mức lao động (gọi đúng là định mức) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền lương mà NSDLĐ trả cho NLĐ. Đồng thời. Định mức lao động cũng ảnh hưởng đến việc chấp hành kỷ luật thời gian làm việc và việc tận dụng thời gian làm việc của NLĐ.

Một số nguyên nhân mức lương của NLĐ còn thấp

Hiện mức lương bình quân mà NLĐ nhận được ở hầu hết các doanh nghiệp, các KCN ở Việt Nam là thấp. Việt Nam có trên 300 KCN, KCX, KKT đang sử dụng trên 10 triệu lao động. Mức lương bình quân thấp chưa đến 5 triệu đồng/người/tháng, ngoài yếu tố trình độ khoa học, công nghệ, tay nghề, chất xám... của NLĐ thấp, còn do một số nguyên nhân sau:

Thiết kế mức lương tối thiểu thấp: Mức giá một số hàng hóa tiêu dùng (sinh hoạt) được chọn để tính trong mức lương tối thiểu là thấp, chậm được xem xét điều chỉnh theo thị trường. Cũng có một số mặt hàng chưa được chính thức đưa vào để tính lương tối thiểu, để đảm bảo việc tính đúng tính đủ chẳng hạn chi phí cho việc dùng điện thoại, đóng phí bảo hiểm, trả cho các chi phí học hành mặc dù giá ngày một cao, nhưng cũng ít được điều chỉnh để tính vào lương.

Thực trạng tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động Việt Nam
Ngoài học lý thuyết, người lao động phải có quá trình thực tập, rèn luyện thực tế mới có thể nâng cao tay nghề, qua đó nâng cao thu nhập. Trong ảnh, công nhân Công ty PouYuen (TP. HCM) được đào tạo nghề điện để phục vụ công việc tại công ty

Việc vận dụng mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, ở một số nhà đầu tư, một số người làm quản lý lao động chưa thỏa đáng. Có tình trạng NSDLĐ lợi dụng tình trạng dư cung của thị trường lao động Viêt Nam, o bế, chèn ép người cung ứng sức lao động với mức giá thấp hơn, những điều kiện làm việc thấp hơn, trốn tránh một số nghĩa vụ phải thực hiện với NLĐ theo thỏa thuận; cắt xén những chi phí để giảm bớt gánh nặng (theo họ) cho doanh nghiệp; mặc dù họ luôn nói “các bạn là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp chúng tôi”.

Một số chủ doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp lợi dụng biến mức lương tối thiểu thành mức lương bình quân (tức mức lương trung bình) của doanh nghiệp. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng đã làm như thế này, và như vậy, họ đã lấy mức lương tối thiểu đạt được qua đấu tranh căng thẳng, kiên trì của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thành mức lương trung bình đạt được của các doanh nghiệp; và những phần trăm tăng thêm của mức lương tối thiểu đạt được sẽ đồng thời là phần trăm đạt được của mức lương tối thiểu mới (hoặc mức lương trung bình mới). Hiện tượng “lập lờ” thế này là phổ biến. Mức lương tối thiểu không phải là mức lương trung bình của doanh nghiệp. Trên thực tế mức lương tối thiểu luôn thấp hơn mức lương trung bình của doanh nghiệp. Thế là chỉ cần một vài động tác “lắt léo”, họ cũng đã góp phần tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản chi lương khá lớn, mà lẽ ra doanh nghiệp trên thực tế phải chi trả cho NLĐ. Có nghĩa là họ đã cắt bớt mức lương mà NLĐ lẽ ra được hưởng. Đó là hiện tượng ít bị để ý, bị phát giác.

Một số doanh nghiệp “phớt lờ” kỳ “nâng lương” cho NLĐ. Có nhà quản lý doanh nghiệp lấy kết quả đạt được từ phiên họp của Hội đồng Tiền lương Quốc gia làm kết quả nâng lương cho NLĐ. Đây cũng là một kiểu “lập lờ” trong quản lý lao động tiền lương. Điều chỉnh mức lương tối thiểu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia không phải là một kỳ nâng lương, mặc dù có đề cập đến mức lương được điều chỉnh. Giải pháp đúng là điều chỉnh mức lương tối thiểu, chứ không phải kỳ nâng lương. Một khi mức lương tối thiểu còn khoảng cách với mức sống tối thiểu thì NSDLĐ (nhà quản lý) phải có trách nhiệm điều chỉnh lên cho ngang bằng. Đây tuyệt nhiên không thể gọi là kỳ nâng lương. Như vậy việc xác định thời hạn nâng lương, cũng là trách nhiệm của NSDLĐ. Trong trường hợp này, NLĐ có thành tích, có kết quả làm việc tốt, có ý thức kỷ luật phải được đề xuất để nâng lương (có thể nâng lương đột xuất, nhưng thường là nâng lương định kỳ) để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của họ. Chính Công đoàn phải là người đấu tranh để giúp NLĐ đạt được điều này. Vì thế, trên thực tế có NLĐ cùng lúc đạt được hai lợi ích: Lợi ích do được điều chỉnh lương tối thiểu; lợi ích do họ vừa đến kỳ được nâng lương.

Thực trạng tiền lương, thu nhập, đời sống của người lao động Việt Nam trong khu vực sản xuất kinh doanh
Mức lương của người lao động Việt Nam hiện còn thấp một phần do một tỷ lệ lớn người lao động vẫn làm các công việc giản đơn. Trong ảnh, Hoàn thiện sản phẩm mây tre đan xuất khẩu ở làng nghề Phú Túc, huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội)

Mức lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu chính đáng tối thiểu

Về tổng thể, mức lương nói chung (bắt đầu từ mức lương tối thiểu) hiện còn quá thấp, chưa đảm bảo được yêu cầu tái sản xuất giản đơn và do đó cũng không bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động. Có thể khẳng định, cả theo lý thuyết cũng như thực tiễn, các mức lương tối thiểu phải đáp ứng được các yêu cầu chính đáng tối thiểu sau của NLĐ: 1. Tái sản xuất sức lao động thông qua lương mà NLĐ có được từ việc sử dụng tiền lương của mình, mua các hàng hóa tiêu dùng trên thị trường. Thuật ngữ tái sản xuất sức lao động ở đây gồm cả tái sản xuất lao động giản đơn và sau đó là tái sản xuất mở rộng sức lao động. 2. Có một phần (chiếm từ 20 đến 30% mức lương tối thiểu) để NLĐ nuôi thêm một người ăn theo. Tức là nuôi con. 3. Một phần để giúp NLĐ phát triển tri thức. Yêu cầu phát triển trí tuệ cũng là một đòi hỏi tất yếu. 4. Một phần để tích lũy. Phần này tùy thuộc vào độ lớn của mức lương tối thiểu thực tế, và tỷ lệ giữa phần sử dụng tiền lương cho tiêu dùng cá nhân và phần tích lũy. Dù mức lương có như thế nào, giá trị thực của đồng tiền có thể biến động, nền kinh tế có thể trồi sụt… nhưng đặc điểm hoạt động thực tiễn của con người vốn vẫn là làm việc - thu nhập - tiêu dùng và tích lũy.

Tóm lại, thành tựu về kinh tế những năm đổi mới vừa qua là rõ ràng về tiền lương, thu nhập, giúp đời sống của NLĐ được cải thiện nhiều. Rất nhiều trong số nguồn nhân lực quốc gia đã được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ. Tiền lương có vai trò rất quan trọng trong điều phối lực lượng lao động. Tuy nhiên, tiền lương, thu nhập, đời sống của NLĐ làm công ăn lương vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề gay gắt, bức xúc. Vì vậy, xem xét điều chỉnh, nâng lương tối thiểu để có căn cứ tăng lương và nâng cao đời sống cho NLĐ là yêu cầu cấp thiết khách quan hiện nay.

Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 8, người lao động nên biết Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 8, người lao động nên biết

Từ tháng 8/2021, Thông tư 03/2021 và Thông tư 02/2021 của Bộ Nội vụ quy định nhiều điểm mới trong chế độ tiền lương đối ...

Đàm phán tiền lương hiệu quả - đòn bẩy của sự phát triển thị trường nội địa Đàm phán tiền lương hiệu quả - đòn bẩy của sự phát triển thị trường nội địa

TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam, cho rằng, tiền lương chính là đòn bẩy để mở rộng thị trường nội địa và tạo ...

Cải cách tiền lương cho người lao động hướng tới mức lương đủ sống Cải cách tiền lương cho người lao động hướng tới mức lương đủ sống

Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Tiền lương tối thiểu (TLTT) là mức trả công thấp nhất cho người lao ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm