![]() |
Từ tháng 8/2021, có thêm nhiều điểm mới trong chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, NLĐ. Ảnh minh họa |
Luật sư Nguyễn Tiến Hiểu, Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết, Điều 14, Thông tư 02/2021 của Bộ Nội vụ, có hiệu lực từ ngày 1/8/2021 quy định chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch công chức chuyên ngành hiện giữ sang ngạch công chức chuyên ngành hành chính thực hiện theo khoản 2, mục II, Thông tư 02/2007 của Bộ Nội vụ.
![]() |
Luật sư Nguyễn Tiến Hiểu, Đoàn Luật sư TP. HCM. |
Trường hợp công chức chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch cán sự, nhân viên thì tiếp tục xếp lương theo ngạch công chức hiện giữ trong 5 năm (tính từ ngày 1/8/2021). Trong 5 năm này, công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch mới. Khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn, công chức sẽ được xem xét bổ nhiệm vào ngạch, nếu không đủ tiêu chuẩn thì bị tinh giản biên chế.
Thông tư này cũng quy định công chức có trình độ cao đẳng khi tuyển dụng đã được xếp lương công chức loại A0 (quy định tại Nghị định 204), khi chuyển xếp lương vào ngạch văn thư viên trung cấp thì căn cứ vào thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định.
![]() |
Điều 14 Thông tư 2/2021/TT-BNV hướng dẫn cụ thể cách xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành hành chính. |
Điều 15, Thông tư 02/2021 của Bộ Nội vụ quy định công chức có trình độ cao đẳng trở lên được tuyển dụng vào vị trí việc làm có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư viên; trình độ trung cấp thì được xếp vào bậc 2 ngạch này.
Trong thời gian tập sự sẽ hưởng 85% mức lương bậc 2. Việc chuyển xếp lương đối với công chức từ các ngạch hiện giữ sang các ngạch công chức chuyên ngành văn thư được thực hiện theo khoản 2, mục II, Thông tư 02/2007.
![]() |
Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch công chức chuyên ngành văn thư quy định tại Thông tư 02/2021 được áp dụng theo bảng này. |
Luật sư Nguyễn Tiến Hiểu cũng dẫn chứng, tại Điều 1, Thông tư 03/2021 của Bộ Nội vụ có hiệu lực từ ngày 15/8/2021 có 4 quy định thời gian không được tính để nâng bậc lương thường xuyên.
Thứ nhất là thời gian tập sự, bao gồm cả trường hợp được hưởng 100% mức lương của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức tập sự.
Thứ hai là thời gian cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Thứ ba là thời gian thử thách đối với cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Trường hợp thời gian thử thách ít hơn thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo thời gian bị kéo dài nâng bậc lương thường xuyên.
Thứ tư là thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành của pháp luật.
![]() |
Từ tháng 8/2021, có thêm nhiều điểm mới trong chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, NLĐ. Ảnh minh họa. |
Thông tư 03/2021 cũng có nêu thêm một đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung là người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Với điều kiện đối tượng này phải có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004 của Chính phủ.
Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì số lần nâng lương không được vượt quá hai lần liên tiếp. Theo các quy định hiện hành không quy định số lần nâng lương trước hạn do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ngoài ra, quy định mới cũng bổ sung tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên là phải được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
![]() |
Thông tư 03/2021 của Bộ Nội vụ đã bổ sung thời gian đi nghĩa vụ quân sự cũng được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên. Ảnh minh họa |
Điểm mới của Thông tư 03/2021 của Bộ Nội vụ đã bổ sung thời gian đi nghĩa vụ quân sự cũng được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Theo đó, có 5 trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, bao gồm:
Thứ nhất, thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Thứ hai, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.
Thứ ba, thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH cộng dồn từ sáu tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về BHXH.
Thứ tư, thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Cuối cùng, là thời gian cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
![]() Hơn 1 tháng trở lại làm việc với hình thức “3 tại chỗ”, anh Dương Quang Huân (30 tuổi, công nhân Công ty TNHH ... |
![]() Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Bình Dương đã thực hiện “3 tại chỗ” tại một số doanh nghiệp đảm bảo ... |
![]() Công ty phát hiện một ca nhiễm Covid- 19, gần 3.000 nhân viên, người lao động (NLĐ) hoang mang, lo lắng. Lãnh đạo công ty ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
