![]() |
Khung cảnh tại trường Mầm non Đồng Thái (An Dương, Hải Phòng). |
Trong diễn đàn đối thoại giữa công nhân lao động với lãnh đạo TP. Hải Phòng nhiều năm gần đây, cùng với vần đề nhà ở; thiết chế văn hóa; vấn đề trường mầm non tại các khu công nghiệp luôn được người lao động quan tâm.
Chị Đào Thị Nhung - công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp An Dương cho biết: "Vì là lao động ngoại tỉnh nên vợ chồng chị phải gửi con tại nhà trẻ tư nhân. Điều đó khiến cả hai vợ chồng đều không yên tâm bởi vấn đề chăm sóc, giáo dục; đặc biệt trước các sự vụ bạo hành trẻ diễn ra trong thời gian qua trên địa bàn cả nước. Chị mong muốn, thành phố quan tâm xây dựng một số trường mầm non trong khu công nghiệp để công nhân có địa chỉ tin cậy khi gửi con, yên tâm làm việc".
Trao đổi tại diễn đàn đối thoại giữa công nhân lao động với lãnh đạo TP. Hải Phòng về việc thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật cho người lao động trên địa bàn thành phố tháng 7/2019, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng cho rằng, nhiều khu công nghiệp, đô thị chưa dành quỹ đất cho trường mầm non, đây là lý do dẫn tới việc thiếu hụt trường mầm non tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Vì thế, thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng sẽ tham mưu thành phố, yêu cầu phải bổ sung quy hoạch các dự án chưa dành đất cho trường mầm non, đặc biệt là ở các khu công nghiệp mới.
Theo khảo sát của TP. Hải Phòng, toàn thành phố hiện có có 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tuy nhiên duy nhất chỉ có khu công nghiệp Tràng Duệ (huyện An Dương) là có quy hoạch trường mầm non cho con em cán bộ, công nhân lao động. Đây là điều bấp cập, vì các khu công nghiệp tập trung một lượng lớn công nhân lao động trẻ tuổi. Ước tính có khoảng 30 - 35% công nhân có con nhỏ, có nhu cầu trông giữ.
Thời gian qua, để giải quyết vấn đề nhà trẻ cho con công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, TP. Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; UBND TP. Hải Phòng cũng đã ban hành Kế hoạch số 171/KH-UBND về thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó thống nhất chủ trương bổ sung quỹ đất cho các trường mầm non theo quy hoạch, dự kiến có khoảng 102 trường mầm non sẽ được xây dựng theo lộ trình quy hoạch. Tuy nhiên, hiện nay để phát triển mạng lưới phát triển giáo dục mầm non cần một nguồn kinh phí tương đối lớn, trong khi đó kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của TP. Hải Phòng còn hạn chế. Hơn nữa, việc xây dựng thêm trường mầm non công lập sẽ làm tăng thêm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong khi Chính phủ chỉ đạo giảm biên chế được trả lương theo ngân sách của thành phố. Vì vậy, vấn đề xây dựng các trường mầm non bảo đảm chất lượng dành riêng cho con công nhân tại các khu công nghiệp vẫn chưa thực hiện được, cần một lộ trình lâu dài.
Giải pháp trước mắt của TP. Hải Phòng vẫn là khuyến khích phát triển đi đôi với công tác tăng cường quản lý, kiểm soát các nhóm, lớp trẻ mầm non tư thục trên toàn địa bản thành phố, để bảo đảm an toàn cho trẻ, tạo sự an tâm cho người lao động ở các khu, cụm công nghiệp.
Bà Lâm Tuyết Trinh - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục TP. Hải Phòng cho rằng: "Theo thời gian, cùng với quá trình phát triển, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; số lượng công nhân lao động sẽ ngày một tăng lên, nhu cầu trông giữ trẻ cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, cho tới điểm hiện tại vẫn chưa xây dựng được các trường mầm non trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đây là một thách thức. Hi vọng thời gian tới vấn đề này sẽ được thành phố tháo gỡ để đảm bảo quyền lợi cho công nhân lao động, để họ yên tâm làm việc".
![]() Căn cứ Kế hoạch 41a/KH-LĐLĐ ngày 22/4/2019 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về việc tuyên truyền thực hiện Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 20/3/2014 ... |
![]() Tử hình liệu có phải là mức án cuối cùng cho các hung thủ? Xét xử vụ thảm án nữ sinh giao gà ở Điện Biên ... |
![]() Mách nước cho bạn những địa danh nức tiếng nhất “vịnh Bắc Bộ” để bạn có thể lựa chọn cho mình và người thân chuyến ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
