![]() |
Nhiều mặt hàng được bán rất đa dạng trong phiên chợ cuối tuần. Ảnh N. Nga |
Phiên chợ cuối tuần được diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh Niên, quận 1, TP HCM trong 3 ngày cuối tuần từ 12/6 đến 14/6. Hàng chục gian hàng lớn nhỏ chủ yếu là gian hàng bán quần áo, đồ dùng cá nhân, giày dép… Các chủ nhân của gian hàng nhỏ này hầu hết là người trẻ tuổi đời dưới 30, đặc biệt có một số người tập tành kinh doanh sau khi thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Giữa một “thiên đường” quần áo trong phiên chợ, nhiều người sẽ chú ý đến gian hàng nhỏ xinh được thiết kế đơn giản nhưng cực kỳ hợp lý. Gian hàng nhỏ này của chị Tâm bán vớ đeo chân và dép xốp kiểu rất xinh xắn. Chị Tâm nói nhiều, chào người mua hàng thường xuyên, ngoài trời thì đang mưa nhưng tiếng chị vẫn át hết cả. Hỏi chuyện chị Tâm, tôi được biết chị quê Bình Định vào TP HCM làm việc nhiều năm nay. Chị làm cho một công ty tại Khu công nghệ cao, quận 9, nhưng mới bị thất nghiệp khoảng 3 tháng nay vì dịch bệnh. Sau giãn cách xã hội, đi kiếm việc làm mà khó khăn quá, nên chị Tâm quyết định “nhảy” sang kinh doanh. Mặt hàng được chị lựa chọn là sản phẩm liên quan đến thời trang, các loại phụ kiện được nhiều người sử dụng và ưa chuộng là tất đeo chân, giày dép… Địa điểm chị chọn để bán các mặt hàng này là các phiên chợ, hội chợ trong thành phố và các tỉnh lân cận.
“Từ khi nghỉ làm chuyển sang kinh doanh đến nay tôi thấy cũng thú vị. Tôi đã bán tại 3 hội chợ rồi, tiền lời thu về không nhiều nhưng bước đầu kinh doanh như vậy cũng không tồi. Lần này bán đồ tại đây không bằng 2 lần trước, ế ẩm hơn vì mưa nhiều, vắng khách… Sau khi bán ở đây xong tôi dự định về các hội chợ tổ chức ở các tỉnh dưới miền Tây. Có một chị tôi quen chỉ cho rằng nếu bán đồ tại hội chợ thì bán tại tỉnh lẻ sẽ có lời hơn.”, chị Tâm bộc bạch.
![]() |
Gian hàng của chị Tâm trong phiên chợ cuối tuần. Ảnh N. Nga |
Từ quận 9 chạy sang Nhà văn hóa Thanh niên tại quận 1 khá xa, chị Tâm phải thuê xe grab chở đồ và tự tay trang trí gian hàng của mình. Trời không mưa thường sẽ bán được tốt hơn trời mưa, nhưng hôm nay có vẻ không phải là ngày may mắn với chị.
Lê Tuấn, một bạn trẻ mới 25 tuổi đã là chủ của một cửa hàng quần áo OAO tại Nguyễn Cư Trinh - quận 1, cũng tham gia phiên chợ cuối tuần lần này. Gặp Tuấn lúc anh đang say sưa giới thiệu các sản phẩm cho khách, vừa sắp xếp lại gian hàng Tuấn kể, bản thân anh bắt đầu khởi nghiệp cũng được gần 2 năm nay. Đầu tiên là bán online sau đó là mở cửa hàng. Đây là lần thứ 2 anh cùng bạn hùn vốn thuê một gian hàng trong phiên chợ để bán và quảng bá sản phẩm để nhiều người biết đến hơn.
“Nhớ năm ngoái lần đầu tôi tham gia hội chợ bán hàng, trời mưa rất to khiến các sản phẩm của tôi bị ướt, buôn bán không được. Lúc đó cực lắm, thuê xe chở đồ về tiệm người ta cũng không chịu vì trời mưa. Đến năm nay cũng đúng mùa mưa, khiến tôi cảm thấy mình không có duyên với bán tại hội chợ, phiên chợ lắm. Nhưng dù sao đây cũng là không gian để nhiều người đang muốn kinh doanh được trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các mặt hàng", anh Tuấn chia sẻ.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 14/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7,8 triệu người với hơn ... |
![]() Khi Luật sửa đổi Luật Viên chức chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, sẽ có thêm trường hợp viên chức bị đơn phương ... |
![]() 2.034 giáo viên hợp đồng ở Hà Nội đủ điều kiện xét tuyển đặc cách. Quyết định này chấm dứt nỗi lo lắng của hàng ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
