
Nếu bạn không dùng mạng xã hội khi ăn mà chỉ tập trung vào ăn, hãy để ý quán ăn khi bạn ngồi tại đó. Tôi tin, từ quán phở ngoài Hà Nội tới miến lươn Nghệ An hay cơm tấm Sài Gòn… bạn sẽ đều nhận ra những âm thanh quen mà lạ. Đó là những giọng đọc AI tóm tắt nội dung các bộ phim được phát đi từ những chiếc điện thoại của một bạn trẻ nào đấy đang vừa gắp đồ ăn vừa vội vã tiêu thụ những bộ phim đáng ra dài cả tiếng được tóm tắt lại trong vài phút.
Hết phim này tới phim khác. Cứ thế, họ sẽ xem cho đến hết bữa ăn. Ngay đến lúc trả tiền, họ vẫn không ngẩng mặt lên mà đưa vội vài đồng cho chủ quán khi mắt vẫn dán vào điện thoại. Âm thanh từ những giọng đọc AI vẫn vang vang trong quán. Theo trải nghiệm cá nhân, thói quen này dần trở thành phổ biến. Nếu quán nào nhiều người trẻ, khả năng cao, tiếng ồn từ những giọng đọc AI còn vang vang từ nhiều chiếc điện thoại khác nhau với nhiều bộ phim và thông tin khác nhau.
Bạn tôi, một người làm quảng cáo trên mạng xã hội có một phát hiện khá thú vị. Rằng trước đây, việc chạy các clip quảng cáo dùng giọng đọc AI không hiệu quả bởi nó không gần gụi, thiếu tự nhiên. Thời gian gần đây, vẫn những giọng đọc ấy, quảng cáo đạt hiệu quả bất ngờ vì con người đã quen và chấp nhận giọng đọc AI như một “bình thường mới”.
Đến thời đại AI, chúng ta dường như “bội thực” thông tin. Sản xuất nội dung chưa bao giờ nhanh, nhiều, tốt, rẻ như hiện nay. Một clip “tóm tắt” xưa mất cả ngày viết kịch bản, cắt, dựng, đọc… nay rút còn chưa đến một tiếng với người quen tay. Một bài viết SEO để “câu” người đọc từ Google có thể sản xuất cả trăm nội dung một giờ. Những hình ảnh “đắt” của cuộc sống cũng dễ dàng tự tạo bằng máy. Tôi từng chứng kiến cảnh dở khóc dở cười khi có cả triệu người “thả tim” hình ảnh chú chó quỳ lạy bên một ngôi mộ được cho là chủ. Hình ảnh được tạo bởi AI rất rõ với những chi tiết vô lý từ giải phẫu cùng gam màu đặc trưng AI.
Trong cuốn “Trí tuệ giả tạo - Internet đã làm gì chúng ta?”, tác giả Nicholas Carr đã tìm tòi và phân tích rất sâu quá trình mạng xã hội cũng như thông tin Internet tác động tới hệ thần kinh con người và làm biến đổi nó. Những điều mà thập kỷ trước chúng ta coi là bất thường trở nên bình thường nhiều khi không phải chỉ bởi chúng ta chứng kiến quá nhiều mà bởi việc tiêu thụ thông tin vồn vã khiến hệ thần kinh chúng ta dần thay đổi.
Thời điểm tác giả nghiên cứu, AI chưa bùng nổ, nhưng chúng ta có thể lờ mờ suy đoán từ cơ sở của tác giả về cách chúng ta đang lắng nghe nhưng thanh âm từ ngôn ngữ mẹ đẻ. “Chị Google” (vẫn dùng người đọc) có lẽ đã là dĩ vãng và giờ, “anh AI” mới là tiếng nói ngày một lớn. Và niềm nghi ngại, ngày chúng ta không cần tranh cãi giọng chuẩn Tiếng Việt không xa. Đó là giọng AI!
Tôi vẫn mong, những phỏng đoán trên là thái quá đến từ những trải nghiệm khó chịu của riêng mình mỗi khi vào quán ăn, hay không gian công cộng. Tôi vẫn mong tiếng mẹ đẻ mà nhà thơ Lưu Quang Vũ gọi là “Tiếng Việt ân tình” vẫn được nói ra bởi những người Việt hơn là những cỗ máy, từ những phương tiện truyền thông dòng chính.
Và hi vọng các nhà đài, trong nỗ lực chuyển đổi số, nắm bắt công nghệ không có những quyết định sai lầm khi để giọng máy, người giả lập thay thế những phát thanh viên như một vài quốc gia đang thử nghiệm.
Bởi đơn giản, thanh âm của cuộc sống vẫn phải là thanh âm của con người chứ không phải những cỗ máy giống con người.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
