
Ở Nghệ An, xã Quỳnh Đôi sáp nhập với xã Quỳnh Hậu dự kiến lấy tên gọi mới là Đôi Hậu. Ở Đà Nẵng, phường An Hải Đông và An Hải Tây sáp nhập, tên gọi mới dự kiến là phường An Hải Nam. Hay vô vàn những tranh cãi về việc hai phường xã “bất phục” khi lấy tên phường xã còn lại mà bỏ vĩnh viễn tên của mình.
Theo lý giải của các chuyên gia, việc đặt tên các phường xã sáp nhập hiện nay có ba cách làm chính:
Thứ nhất là lấy từ tên mỗi xã phường một từ rồi ghép vào thành một (như trường hợp Quỳnh Đôi - Quỳnh Hậu thành Đôi Hậu). Cách làm này tưởng chừng cân bằng lợi ích các bên nhưng thực ra làm phật lòng tất cả. Không dễ để chấp nhận một tên gọi mới hoàn toàn và mất hoàn toàn những tên gọi cũ. Đồng thời, việc chuyển đổi giấy tờ của người dân cũng phức tạp hơn khi phải cả hai phường - xã phải đổi.
Thứ hai là lấy tên phường xã có dân số lớn hơn để đặt tên cho phường xã mới sau sáp nhập (TP.HCM đang có xu hướng thực hiện theo phương án này). Cách làm này thuận tiện khi giấy tờ phải đổi ít hơn. Tuy nhiên, một xã được giữ cả tên gọi lẫn sự tiện dụng khi không phải đổi giấy tờ cũng tạo nhiều bức xúc.
Thứ ba là lấy tên đầy đủ cả hai phường nhập thành một (ví dụ như phường Văn Miếu sáp nhập phường Quốc Tử Giám thành phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám). Cách làm này về mặt tinh thần sẽ là đỡ tổn thương nhất tới nỗi lòng người dân. Nhưng nó gây rất nhiều bất tiện khi phải đổi giấy tờ cả hai phường xã. Đồng thời, nó kéo theo những tên phường xã rất dài.
Nhiều học giả cũng lên tiếng về việc nhiều tên cổ biến mất khỏi tên địa danh mới. Và “yếu tố lịch sử” của tên gọi cũng khiến nhiều người đem ra thảo luận. Nào Cầu Dền biến mất; nào quê “Bà chúa Thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng không còn tên gọi cũ… Tuy nhiên, thảo luận theo cách này sẽ không dẫn câu chuyện đi tới đâu. Bởi, “yếu tố lịch sử” là một khái niệm rất khó ước định.
Địa danh nào không có danh nhân? Địa danh nào không ghim sâu vào tâm thức của cả ngàn, cả vạn người. Không địa danh nào không có “yếu tố lịch sử” trong vòng đời tên gọi của riêng mình!
Vậy nên đặt tên thế nào cho phải với các phường, xã mới?
Ngược trở lại quá khứ, việc đổi tên các địa danh không phải là câu chuyện mới. Từ các triều đại phong kiến tới giờ, không địa danh nào không có ít nhất dăm ba lần thay đổi tên gọi. Việc tách nhập đều xuất phát từ mục đích quản lý hành chính với những mô hình khác nhau. Và điều này là mấu chốt.
Người dân cần rõ ràng rằng họ sẽ được hưởng lợi gì từ việc sáp nhập. Họ cần lợi ích rõ ràng bên cạnh những phiền hà, khó chịu khi mất tên xã tên phường với bao ký ức cùng sự mệt mỏi về mặt hành chính. Và khi người dân nhận thức rõ điều họ được lớn hơn nhiều những phiền toái họ phải chịu thì đặt tên theo cách nào cũng chỉ là chuyện mớ rau, con cá li ti.
Lịch sử là dòng chảy luôn biến động. Chỉ có lòng dân mới là sức mạnh bất biến trong các thay đổi từ vĩ mô tới vi mô của lịch sử.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
