![]() |
Công nhân ở trọ có cúng ông Công, ông Táo. |
Theo truyền thống của người Việt, hằng năm, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà, bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm để tiễn ông Công ông Táo về trời.
Với những người công nhân sống xa gia đình, cúng ông Công, ông Táo cũng là dịp để họ báo cáo với các ông một năm đầy nỗ lực của bản thân và hy vọng sang năm mới các ông tiếp tục phù hộ để bếp lửa thêm ấm cúng.
Chị Nguyện Thị Lan Hương (Công nhân Công ty giày Rieker) cho biết, vì là gia đình đều ở trọ, quanh năm bếp lửa luôn được nấu, nên chị và chồng cũng tổ chức cúng ông Táo như ở gia đình. Mâm cúng ông Táo sẽ chủ yếu là xôi chè do chị tự tay nấu sau đó là mua thêm các loại tiền vàng mã. Đêm 23 sẽ đặt một bàn nhỏ trước hiên phòng trọ và cúng.
"Tôi và những người khác trong trọ ai cũng làm một mâm cúng nhỏ, mình báo cáo với các ông năm qua mình làm được gì, có gì chưa được để các ông báo cáo với Ngọc Hoàng, nghe được những lời nguyện của mình thì sang năm giúp đỡ cho vợ chồng tiếp tục khỏe mạnh để làm ăn, nuôi dạy con cái. Tôi tâm nguyện vậy", chị Hương chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải công nhân nào ở trọ cũng tổ chức việc cúng bái. Anh Nguyễn Văn Hoàng (Đội bảo vệ dịch vụ) cho biết, bản thân là nam nên không rành việc này. "Tôi thấy mình vụng mấy việc này lắm, vả lại hiện trọ có một mình, tôi lại không thường xuyên nấu cơm mà chủ yếu ăn cơm bụi. Bếp trong trọ cũng không có nên cúng ông Táo thì cũng kì. Tôi không tổ chức cúng, tất nhiên là gia đình tôi ở quê sẽ báo với ông Táo phần việc tôi đi làm xa luôn. Ở trọ tôi những nhà nào mà có con cái, gia đình cùng sinh sống làm việc thì tôi thấy họ cúng. Cũng đơn giản xôi chè thôi, chúng tôi công nhân thì mâm cúng cũng đơn giản", anh Hoảng cho biết.
Như vậy, việc cúng ông Công, ông Táo với những công nhân xa quê ở trọ cũng tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người. Tuy nhiên, tất cả đều mong muốn sẽ được ông Táo báo cáo với Ngọc Hoàng về những nỗ lực trong một năm qua cũng như bước sang năm mới với sức khỏe và kiên trì để thực hiện được những dự định đã đặt ra.
![]() Cúng ông Công ông Táo là Lễ quan trọng trong tâm thức của người Việt. Lễ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Vậy nguồn ... |
![]() Dù tục cúng vàng mã và dùng cá chép để tiễn ông Công, ông Táo về trời đã có từ xa xưa, nhưng không ít ... |
![]() Bán hết 700 chậu hoa vạn thọ vào chiều qua, nhưng đằng sau là cả một câu chuyện "vượt qua nghịch cảnh", đẹp như những ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
