Đời sống

Phong tục Tết cổ truyền: Cỗ cúng Tất niên, tiễn năm cũ, đón năm mới

Dương Minh Hoàng
Tác giả: Dương Minh Hoàng
Tất niên hay cúng Tất niên, Lễ tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. 
phong tuc tet co truyen co cung tat nien tien nam cu don nam moi
Bàn thờ và mâm cỗ cúng Tất niên trong nhà. Ảnh thanhnien.vn

Tất niên có thể là một bữa tiệc liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm Âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên. Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.

Buổi tối ngày 30 tháng Chạp, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết.

Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

phong tuc tet co truyen co cung tat nien tien nam cu don nam moi
Mâm cỗ cúng Tất niên ngoài trời. Ảnh bnews.vn

Mâm lễ cúng Tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt gồm: Gà luộc nguyên con, hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, bánh ngọt, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Sắp dọn bàn thờ trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú.

Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước.

Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.

phong tuc tet co truyen co cung tat nien tien nam cu don nam moi
Quang cảnh một doanh nghiệp chuẩn bị tiệc Tất niên cho nhân viên. Ảnh nhansusaigon.com

Vì lễ Tất niên ý nghĩa tích cực trong đời sống của người Việt nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc Tất niên vào buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời, chào đón năm mới đang đến gần. Chính vì thế, đối với dân kinh doanh hay công sở, tiệc Tất niên còn là cơ hội để bạn gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp ở phòng khác ít khi gặp mặt.

Lễ cúng Tất niên là một việc trang trọng không thể thiếu ở mỗi gia đình; người thực hiện thường là đàn ông chủ nhà và chỉ tiến hành lễ cúng sau khi đã tắm rửa sạch sẽ, tỉnh táo, không uống rượu. Chủ nhà thắp hương, khe khẽ đọc với lòng thành kính bài cúng truyền thống, cảm tạ đất trời, tổ tiên đã cho một năm mưa thuận gió hòa, an khang, vật thịnh và cầu một năm mới sức khỏe, tiền tài, công danh cho gia đình mình. Cỗ cũng tất niên tuy vậy lại không quá cầu kỳ; miễn sao đủ món và quan trọng nhất là được tiến hành với tấm lòng thành kính, biết ơn.

phong tuc tet co truyen co cung tat nien tien nam cu don nam moi Nhộn nhịp chợ hoa đào, mận rừng dọc quốc lộ 6 những ngày giáp tết
phong tuc tet co truyen co cung tat nien tien nam cu don nam moi Niềm vui những tấm vé xe trên "Chuyến xe Công đoàn" về quê đón Tết
phong tuc tet co truyen co cung tat nien tien nam cu don nam moi Chuyện về những người 'trốn Tết'
phong tuc tet co truyen co cung tat nien tien nam cu don nam moi Sửa sang bàn thờ đón Tết và những lưu ý quan trọng

Sau ngày tiễn ông Công ông Táo về trời, các gia đình bắt đầu sửa sang bàn thờ, chuẩn bị đón Tết. Đây là nơi ...

phong tuc tet co truyen co cung tat nien tien nam cu don nam moi “28 rồi sao con chưa về?”

Đầu dây bên kia điện thoại, mẹ chị Xuân bắt đầu cuộc gọi bằng câu hỏi như xé lòng: “28 rồi sao con chưa về?”. ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm