![]() |
Đồng đội tiễn đưa anh Bùi Văn Nhiên về nơi an nghỉ tại nghĩa trang quê nhà. Ảnh: TRƯỜNG HÀ (Báo Thanh niên) |
Ngày 26/6, khi nghe tiếng kêu cứu về cháu bé 13 tuổi Nguyễn Nhân Phúc Lâm bị nước cuốn ra xa ở biển Phú Quốc, trung tá Bùi Văn Nhiên đã lao ngay ra biển để cứu người đuối nước. Cháu bé được cứu sống nhưng anh đã kiệt sức. Mặc dù được cấp cứu nhưng anh không qua khỏi nên đã hy sinh. Sự dũng cảm tuyệt vời của một người lính đã xả thân cứu người ngay giữa thời bình đã khiến bao người suy nghĩ.
Tối ngày 27/6 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư chia buồn cùng gia đình người lính Bùi Văn Nhiên. Bức thư có đoạn viết: "... Hành động dũng cảm quên mình cứu người của đồng chí Nhiên góp phần tô thắm hình ảnh vẻ vang, cao đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ" thời kỳ mới, là tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì Nhân dân".
Ngày 28/6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định 2343 truy thăng quân hàm quân nhân chuyên nghiệp từ trung tá lên thượng tá đối với anh Bùi Văn Nhiên, người qua đời vì kiệt sức sau khi cứu người bị đuối nước.
Trước đó (ngày 26/6), chị Trần Thị Ngân, mẹ đẻ cháu Lâm đã viết thư gửi gia đình anh Nhiên cũng đã bày tỏ: "Tôi và con trai tôi một lần nữa xin được cảm ơn tình cảm và nghĩa cử cao đẹp của anh Nhiên – một tấm gương Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới đáng được trân trọng, tôn vinh và biểu dương”.
Cháu Lâm cùng gia đình đi du lịch Phú Quốc, anh Nhiên cũng đi nghỉ cùng đồng đội trong đơn vị. Anh không thực hiện nhiệm vụ gì cả, cũng không phải là người cứu hộ trên bãi biển. Tuy nhiên khi nghe tiếng kêu cứu, người lính trong kỳ nghỉ đã không hề so đo, toan tính mà lao ngay xuống biển cứu người dù biết rất có thể nguy hiểm đến tính mạng vì đã có nhiều rủi ro xảy ra với không ít người trong hoàn cảnh tương tự trước đó. Nhưng không, anh không mảy may đắn đo, do dự.
Người lính đó đã cứu được một mạng người, một cháu bé tuổi như con cháu của anh và đã hy sinh. Chúng ta rất đau xót, tiếc thương trước sự hy sinh của anh Nhiên, trước đau thương mất mát của vợ con anh, gia đình anh nhưng cũng rất tự hào và ngưỡng mộ một tấm gương nghĩa hiệp.
Giữa lúc bên cạnh những thông tin đáng mừng về những nỗ lực bắt đầu phục hồi nền kinh tế thì những thông tin đáng lo ngại như giá xăng tăng liên tục khiến mọi người lo lắng thì tấm gương người lính Bùi Văn Nhiên đã thổi một luồng sinh khí mới, tạo nên một năng lượng tinh thần tích cực và lạc quan, truyền cảm hứng cho nhiều người, cả trong và ngoài lực lượng vũ trang. Bởi vì anh đã thể hiện một tinh thần tự giác, vị tha cao thượng, không có nghĩa vụ nào bắt buộc anh phải làm gì trong thời điểm ấy, chỉ có nghĩa vụ của lương tâm thôi thúc anh phải hành động vì không thể đứng nhìn người khác gặp nạn, nhất là trước cảnh một đứa bé đang đứng trước lằn ranh sinh tử.
Người ta nói nhiều về mặt trái của cơ chế thị trường, của những lo toan cá nhân có nguy cơ xô đẩy con người trở nên vị kỷ, chỉ lo vun vén cho bản thân và gia đình của mình. Điều đó không phải không có lý. Tuy nhiên bằng những tấm gương như người lính Bùi Văn Nhiên cũng như những câu chuyện trong đại dịch Covid và hồng thủy miền Trung thời gian vừa qua đã cho thấy lương tâm và tình người chưa hề vơi cạn, vẫn bừng sáng mỗi khi cộng đồng gặp nạn, đồng bào lâm nguy. Đó chính là giá trị tinh thần nhân văn cao cả, là bài học làm người sống động và vô cùng ý nghĩa.
Những bài học rất kiệm lời, thậm chí vô ngôn nhưng có khả năng lay động những nơi sâu thẳm nhất của lòng người, để lương tâm lên tiếng và hành động vì sự bình an và hạnh phúc con người, kể cả việc hy sinh tính mạng của mình.
Và vì thế đã có thêm một bài ca người lính!
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
![]() Anh Nguyễn Ngọc Mạnh (người hùng cứu cháu bé rơi từ tầng 12A, chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội) chia ... |
![]() Bất giác sáng nay, khi ngồi viết bài báo này, viết về hành động dũng cảm của một người thanh niên sống ở Hà Nội, ... |
![]() Chiếc xe tay ga chở 3 người (trong đó có một cháu bé) đã bị mất phanh khi đang đổ đèo Tam Đảo. Một xe ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
