![]() |
Hình ảnh cậu bé Sò ở Hà Giang cõng gạch kiếm tiền được chia sẻ trong những ngày gần đây. Ảnh: H.A |
Dư luận quan tâm quá nhiều đến bé Sò ở tận Hà Giang oằn lưng cõng gạch kiếm tiền, chú bé bán mướp ở Đồng Nai phụ mẹ hay thầy giáo Tây cầm bảng ăn xin giữa phố xá Sài Gòn vì những thân phận như thế đang “ẩn nấp” đâu đó, cam chịu và nhẫn nhịn trong đại dịch này chưa biết đến khi nào phải thành Sò hay thầy Tây?
Ai dám chắc những tấm lòng quảng đại, nhà hảo tâm và trợ cấp xã hội sẽ “nuôi” được hết những Sò, cậu bé bán mướp và cả tạo ra việc làm cho những thầy Tây được mãi nếu chưa thể có những “gói giãn cách” phù hợp hơn? Ai dám đảm bảo suy thoái và thiếu thốn trầm trọng không thể ập đến nếu “cách ly toàn xã hội” cứ kéo dài mà biện pháp hồi phục, kích thích kinh tế vẫn chưa thể triển khai?
Giờ đây giãn cách xã hội thêm bao nhiêu ngày nữa có lẽ không quan trọng bằng việc đại đa số những người chưa ráo mồ hôi đã hết tiền rồi sẽ sống ra sao và khó khăn như thế nào? Cuộc sống đâu chỉ đơn giản ra ATM gạo xin vài cân, chờ trợ cấp 1 triệu đồng hay mong quà từ thiện của ai đó. Rồi đến lúc những đồng tích lũy của đại đa số sẽ dần trôi, từ từ biến mất thì ai sẽ đỡ đần ai?
Tôi không nghĩ họ sẽ bị bỏ mặc hay lịm dần trong xã hội này. Nhưng hàng vạn doanh nghiệp (DN) đang lao đao và bắt đầu xuống dốc, hàng triệu hộ kinh doanh nhỏ lẽ hầu như đã đóng cửa cách ly, biết bao con người chưa biết vài tháng nữa nếu Covid-19 vẫn hoành hành thì lấy gì trang trải?
Tình cảnh đó không chỉ ở Việt Nam hay vài nước vốn nghèo. Tây hay Mỹ, Úc hay Anh thì mọi thứ cũng bắt đầu những tín hiệu không vui. 80% DN Việt Nam đã và đang rơi vào khó khăn, 40% DN nhiều khả năng không cầm cự nổi nếu dịch kéo dài và sản xuất, kinh doanh đóng băng đến tháng 6,7. Mỗi ngày “cách ly toàn xã hội” như thế, Quỹ Tiền tệ thế giới (IFM) ước tính Việt Nam thiệt hại khoảng 1 tỷ USD. Một con số quá lớn cho một quốc gia đang giật gấu vá vai.
Hôm qua, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đã tính đến phương án có nhiều gói giãn cách xã hội phù hợp với từng nhóm tỉnh thành. Các địa phương được phân theo 3 nhóm: nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp. Trong đó, nhóm chuyên gia đề nghị nhóm các địa phương được dự báo là nguy cơ cao, cần tiếp tục áp dụng cách ly xã hội như Chỉ thị 16 thêm một thời gian. Hai nhóm còn lại sẽ thực hiện "nới lỏng". Tôi nghĩ giãn cách những ngày tới nên đi theo hướng đấy.
Tôi thích tư duy này: Nếu dịch ngắn thì cả nước xung trận, đánh xong về cày ruộng. Nhưng nếu dịch kéo dài thì phải ‘tay cày, tay súng’ và các địa phương sẽ có ‘tiền tuyến, hậu phương’. Tư duy ấy sẽ làm bớt đi những Sò cõng gạch, cậu bé bán mướp, thầy Tây ăn xin và giảm cả những lo âu, trăn trở cho những ngày khó khăn sắp tới của chúng ta…
![]() Tính đến 7h sáng ngày 15/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,99 triệu người nhiễm virus corona ... |
![]() " Hoa cười, người héo" là tâm trạng chung của người dân thôn Hạ Lôi lúc này. Bên cạnh việc cả thôn đang bị phong ... |
![]() “ATM gạo” không còn là một đốm lửa nhỏ sưởi ấm một vài mảnh đời khó khăn ở TP.HCM. Nay, mô hình này đã thành ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
