![]() |
"Siêu thị 0 đồng" là địa điểm mua thực phẩm cho người lao động nghèo. Ảnh N. Nga |
“Siêu thị 0 đồng” được đặt trong chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3, TP. Hồ Chí Minh). Đây là "Siêu thị 0 đồng" đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh chính thức khai trương để phục vụ người dân nghèo, khó khăn trong dịch Covid-19.
Theo tìm hiểu của phóng viên Cuộc sống An toàn, “Siêu thị 0 đồng” gồm 3 gian hàng chính: gian hàng lương thực, thực phẩm; gian hàng quần áo và gian hàng sách. Mỗi khách hàng sẽ được chọn 5 sản phẩm khác nhau với tổng giá trị cho mỗi lần là 100 ngàn đồng và 2 lần cho một tháng.
Siêu thị mở cửa từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày các ngày trong tuần với câu khẩu hiệu quen thuộc: "Nếu bạn khó khăn hãy lấy những gì mình cần. Nếu bạn đủ đầy, xin nhường người khó khăn hơn". Riêng thứ 7, chủ nhật sẽ bán bánh mì và nước uống.
Tới đây vào đầu giờ chiều nhưng theo quan sát, siêu thị khá đông người, được giãn cách theo quy định. Hầu hết người đến đây mua thực phẩm 0 đồng đều là các chú xe ôm, cô nhặt ve chai, lao động tự do, bán vé số… Họ đều có điểm chung là nhìn cái dáng vẻ khá khắc khổ vì sự bươn chải của cuộc sống.
![]() |
Nhiều người lao động nghèo sống qua mùa dịch nhờ có gạo từ thiện, cơm miễn phí và nay thêm "Siêu thị 0 đồng". Ảnh N. Nga |
Chờ vợ ngoài cổng chùa, chú Ba Nam tâm sự: “Chú lái xe ôm, cô thì bán vé số nuôi 2 đứa con ăn học. Nhưng dịch bệnh hai người đành nghỉ làm hết. Gần 1 tháng nay cả gia đình chú đều duy trì cuộc sống bằng những phần quà, ký gạo, thùng mì từ thiện được trao tại các địa điểm trong thành phố. Không ai đi xe ôm, không bán vé số, thì mần ăn sao? May còn có sự ủng hộ của thành phố, của những nhà hảo tâm. Chúng tôi mong hết dịch để còn mần ăn”.
Chú Ba Nam bảo, vợ chú nói ở ngoài này đợi, chứ vào trong đó, không có chỗ ngồi, lại đông người, không đảm bảo an toàn. Thế là nghe lời vợ, chú Nam ở cổng chùa đợi cả tiếng đồng hồ giữa cái nắng gần 40 độ của TP. Hồ Chí Minh.
![]() |
Các mặt hàng nhu yếu phẩm luôn có đầy đủ phục vụ bà con khó khăn. Ảnh N. Nga |
Những hình ảnh, những cái dáng lưng còng của các bà các mẹ nhuốm màu thời gian, xếp thành từng hàng để chờ đến lượt được mua hàng 0 đồng khiến người ta không khỏi bị ám ảnh. Tôi hỏi một cô ngồi chờ đến lượt đã khá lâu:
- Cô ơi, làm sao để nhận được phiếu mua hàng 0 đồng ạ?
- Con xếp hàng, ngồi đợi, mang chứng minh thư ra chờ người ta đến phát phiếu rồi mình điền vô.
Cứ thế, họ ngồi đợi khá lâu, vì người đến mua hàng 0 đồng nhiều, cần xếp hàng theo thứ tự mới đến lượt. Trên những khuôn mặt khắc khổ ấy, vẫn lộ rõ sự kiên nhẫn chờ đợi. Có một chị, đi cùng con trai, đợi từ sáng đến chiều mới đến lượt cầm phiếu mua hàng. Số lượng nhu yếu phẩm mua không quá 100.000 đồng/ ngày.
"Trước mắt, chúng tôi và các nhà tài trợ sẽ duy trì siêu thị này trong vòng 1 tháng. Nếu như hết dịch, đời sống bà con ổn định thì siêu thị dừng hoạt động, còn nếu tình hình xấu đi mà huy động được nguồn tài trợ thì chúng tôi có thể duy trì mô hình này từ 3 đến 6 tháng nữa để giúp mọi người giảm đi phần nào khó khăn trong giai đoạn này", thượng tọa Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm cho biết.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 25/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,8 triệu người nhiễm virus ... |
![]() Mí Vàng dân tộc Mông, ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, là một trong số những người lao động đang cầu cứu ... |
![]() Hết cách ly xã hội, nhiều tiểu thương buôn bán áo quần, hàng hóa tại các chợ truyền thống của Đà Nẵng vui mừng vì ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
