“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
Đời sống

“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”

Phương Mai
Tác giả: Phương Mai
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy

Bão tác động không nhỏ đến người lao động

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 4 giờ sáng nay tâm bão Yagi đang trên vùng biển bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550 km. Bão theo hướng Tây, sau chếch lên Bắc một chút, tốc độ 10 km/giờ, đến 4 giờ ngày mai sẽ cách đảo Hải Nam khoảng 210 km, sức gió 184-201 km/ giờ, cấp siêu bão.

Vẫn giữ hướng và tốc độ 10-15 km/giờ, bão sau đó đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và đi sâu vào miền Bắc, trong đó có Hà Nội.

“Siêu bão” sắp đổ bộ, người lao động lo lắng, chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
Dự báo đường đi và ảnh hưởng của cơn bão Yagi, sáng 5/9. Ảnh: NCHMF

Với người lao động, đặc biệt là những công nhân lao động ngoài trời, cơn bão Yagi sắp tới có tác động không nhỏ đến công việc của họ. Nhiều người tỏ ra lo ngại cho sự an toàn của bản thân, cũng như mong muốn có cơ chế làm việc phù hợp trong thời gian bão đổ bộ vào đất liền.

Hiện đang là tiếp viên tại một hãng hàng không của Việt Nam, chị Hoàng Phương Thảo (quận Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ sự lo ngại khi sắp có chuyến bay sang Nhật Bản vào ngày 6/9 tới.

“Hiện tại, chúng tôi vẫn đang chờ thông báo từ lãnh đạo. Tuy nhiên, với đặc thù ngành, trong điều kiện thời tiết phù hợp, chuyến bay đi vẫn sẽ diễn ra bình thường, hoặc chỉ hoãn khoảng thời gian ngắn. Trường hợp ngày 7/9, tâm bão đã về đến Hà Nội, phi hành đoàn sẽ buộc phải ở lại Nhật Bản từ 2-3 ngày chờ bão tan”, chị Thảo nói.

Theo nữ tiếp viên hàng không, việc ứng phó với thiên tai hay điều kiện thời tiết xấu là một trong những bài học được đào tạo kỹ trước khi các tiếp viên được tham gia chuyến bay thực tế. Do vậy, tùy vào điều kiện thực tế, các tiếp viên, phi công sẽ có quy trình ứng xử phù hợp.

“Nhưng với sức mạnh đã được dự báo của cơn bão lần này, chúng tôi cũng rất lo lắng, đặc biệt là sự an toàn cho cả tàu bay và hành khách, nên mọi khâu trong công tác bay đều phải có sự tính toán kỹ càng”, chị Thảo cho biết.

“Siêu bão” sắp đổ bộ, người lao động lo lắng, chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
Nhân viên trong lĩnh vực truyền hình tác nghiệp dưới điều kiện thời tiết mưa nhẹ.

Cùng chung lo ngại, anh Sái Văn Quân (Bắc Kạn) chia sẻ: “Công việc của tôi là quay phim, thường xuyên phải ghi hình bên ngoài hiện trường, nên cơn bão sắp tới thực sự rất đáng lo ngại. Bởi “dân quay phim” chúng tôi vẫn hay đùa rằng, có mưa thì cũng phải che cho máy trước, người tính sau. Lãnh đạo cơ quan tuy có trang bị cho chúng tôi đầy đủ phương tiện bảo hộ người và máy móc, song, trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, có lẽ chúng tôi vẫn cần trú tại nhà để đảm bảo an toàn tối đa”.

Tuy không phải lao động ngoài trời, nhưng với chị Minh Hiền (Phủ Lý, Hà Nam), việc phải di chuyển hơn 15km mỗi ngày từ nhà tới công ty sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi đây cũng là địa phương chịu ảnh hưởng từ cơn bão này.

Chị Hiền cho biết: “Mưa to, gió lớn, chúng tôi là phụ nữ, tay lái lại yếu, nên nếu gắng đi xe dưới bão thì quá nguy hiểm. Hiện chúng tôi đang có đề xuất, mong muốn lãnh đạo công ty tạo điều kiện cho làm việc tại nhà trong khoảng thời gian bão ảnh hưởng, để đảm bảo an toàn nhất có thể”.

Có em trai đang làm thuyền viên tại một công ty hàng hải ở TP Hải Phòng, chị Ngọc Anh (Ba Đình, Hà Nội) tỏ rõ sự lo lắng khi nghe tin bão sắp đổ bộ vào miền Bắc.

“Bình thường em trai lênh đênh trên biển mấy tháng trời đã rất lo rồi, giờ nghe tin bão đến, gia đình tôi còn lo hơn gấp trăm lần. Chỉ mong sao cả đoàn sớm tìm được neo đậu an toàn, tránh được tối đa những ảnh hưởng xấu từ cơn bão”, chị Ngọc Anh chia sẻ.

“Siêu bão” sắp đổ bộ, người lao động lo lắng, chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
Người lao động trên biển khẩn trương neo đậu thuyền, bè tránh bão. Ảnh: TTXVN

Trang bị kiến thức đảm bảo an toàn

Thực tế cho thấy, số liệu thiệt hại về người và tài sản sau mỗi cơn bão là không hề nhỏ, thậm chí rất thương tâm. Chính vì vậy, càng lo ngại, người lao động càng cần chủ động tìm hiểu, trang bị kiến thức cần thiết về những việc cần làm, cách xử trí đúng khi mưa bão đổ bộ…, để bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.

Theo khuyến cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, trước khi bão xảy ra, người dân cần: Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão; giữ liên lạc giữa tàu thuyền và đất liền, thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú tránh an toàn; bảo vệ lồng, bè, tài sản, gia súc, gia cầm, tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp; gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, xác định vị trí an toàn để trú ẩn, chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông, đề phòng nước dâng; dề phòng mưa, lũ, lũ quét trước, trong và sau bão; dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày; chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.

“Siêu bão” sắp đổ bộ, người lao động lo lắng, chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
Người lao động nên hạn chế ra đường trong thời điểm mưa bão lớn.

Trong thời điểm bão xảy ra: Không ở trên tàu, thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản; nên ở trong nhà, nơi trú ẩn, không đi ra ngoài; không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ nổ; đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật; thông tin kịp thời chính xác vị trí tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn; chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.

Sau khi bão tan, người dân cần: Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng; khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất; thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương; tham gia dập dịch và xử lý môi trường.

Mời độc giả xem thêm các bài viết trong Chuyên đề NGƯỜI LAO ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI SIÊU BÃO SỐ 3

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình ...

Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai! Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên ...

Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông” Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”

Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm