![]() |
Nhờ quỹ hộ trợ vốn, hàng nghìn lao động nghèo đã cải thiện được đời sống. |
Công tác cho vay của Quỹ Trợ vốn CNLĐ nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đảm bảo quy trình, đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng, nên không có trường hợp nợ khó đòi, nợ xấu. Mô hình đầu tư vốn vay để trồng rừng trên đất rừng sản xuất của CĐCS Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân là một điển hình.
Từ thực tế đời sống của các đoàn viên còn nhiều khó khăn, hệ số lương thấp, CĐCS đã tín chấp để vay 200 triệu đồng, 10 đoàn viên công đoàn chung nhau đầu tư trồng keo lai. Nhờ bảo đảm quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, 10 ha cây trồng của các đoàn viên đã xanh tốt sau 2 năm triển khai. Dự kiến sau 5 năm trồng, vườn keo lai sẽ cho thu nhập khoảng 40 - 50 triệu/ha, góp phần tăng thu nhập cho đoàn viên công đoàn.
4 năm qua, Quỹ đã giải ngân 36,16 tỷ đồng cho 2.140 lượt đoàn viên trên địa bàn tỉnh vay với mức 20 triệu đồng/ người, lãi suất 0,6%/tháng, hình thức trả gốc và lãi hàng tháng. Số người vay vốn từ Quỹ là đoàn viên, CNLĐ chiếm tỷ lệ 100%. Từ năm 2017, Quỹ có thêm mô hình kết hợp với Quỹ Mái ấm Công đoàn của LĐLĐ tỉnh giải quyết cho các trường hợp được hỗ trợ Mái ấm Công đoàn vay 20 triệu đồng/người, hỗ trợ CNLĐ xây nhà, sửa nhà.
Trong thời gian tới, Quỹ Trợ vốn CNLĐ nghèo LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục phát triển theo hướng cho vay đến các đối tượng đoàn viên, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, trong đó sẽ ưu tiên cho vay kết hợp với Quỹ Mái ấm Công đoàn để hỗ trợ cho đoàn viên, CNLĐ xây dựng nhà Mái ấm Công đoàn. Hỗ trợ cho vay để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của đoàn viên, CNLĐ. Ban Quản lý Quỹ Trợ vốn sẽ nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi giúp đoàn viên, CNLĐ vay vốn để tránh phải vay vốn từ các nguồn quỹ “tín dụng đen”.
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
