![]() |
Các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh Covid-19 kéo dài, khiến hàng ngàn người lao động gặp khó khăn về việc làm, mất nguồn thu nhập ổn định. |
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp và đoàn viên, người lao động, thời gian qua, bên cạnh việc phối hợp cùng cơ quan quản lý nhà nước, chuyên môn đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, các cấp công đoàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động theo dõi sát hoạt động của các doanh nghiệp; nắm bắt đời sống, tâm tư tình cảm của đoàn viên và người lao động; tổ chức đối thoại định kỳ để người lao động, người sử dụng lao động tìm được giải pháp chung trong bối cảnh khó khăn; làm cầu nối để phản ánh kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp với cơ quan, đơn vị nhà nước có thẩm quyền trong chia sẻ, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trước mắt cho đơn vị, doanh nghiệp; cùng người sử dụng lao động chủ động tìm giải pháp vừa duy trì hoạt động, sản xuất, vừa hỗ trợ, giúp đỡ người lao động giảm bớt khó khăn để họ yên tâm gắn bó với đơn vị, doanh nghiệp.
Theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh Trần Danh Chức: "Thông qua việc theo dõi, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp, công đoàn tỉnh đang cùng với các đơn vị, sở, ngành liên quan đề xuất các giải pháp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất, đảm bảo quyền lợi người lao động. Hiện tại, công đoàn đã vận động người sử dụng lao động sử dụng kinh phí để thanh toán tiền lương, ứng lương, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động".
Một cuộc khảo sát của các cấp Công đoàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy, hiện tại có 407 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập gặp khó khăn, ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập của hàng ngàn người lao động. Trong đó, 302 doanh nghiệp, đơn vị ngừng việc khiến 7.257 công nhân lao động phải nghỉ việc; 101 doanh nghiệp, đơn vị nghỉ luân phiên, ảnh hưởng tới việc làm thường xuyên của 8.823 công nhân lao động; 28 doanh nghiệp, đơn vị chấm dứt hợp đồng lao động với 725 người; 202 doanh nghiệp, đơn vị tạm hoãn hợp đồng lao động với 5.324 người.
Ngoài ra, có 14 doanh nghiệp, đơn vị nợ lương của 3.053 công nhân lao động với tổng số tiền 3,55 tỷ đồng; 1.136 doanh nghiệp, đơn vị nợ 136,5 tỷ đồng BHXH của 8.252 công nhân lao động, trong đó có 171 doanh nghiệp, đơn vị nợ BHXH của 5.006 công nhân lao động (tổng số tiền 7,3 tỷ đồng) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tình trạng khó khăn nhất phải kể đến là các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ tại thành phố Hạ Long (chiếm 96/327 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố với 9.090 người lao động).
Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán lẻ cho khách du lịch đã đóng cửa hàng, tạm ngừng hoặc kinh doanh cầm chừng, cắt giảm lao động, cho người lao động nghỉ việc không lương. Đa số doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ tạm dừng hoạt động đến hết tháng 3, các doanh nghiệp còn lại có công suất phòng phổ biến từ 5 - 10%. Một số ít doanh nghiệp vẫn còn duy trì hoạt động, cho một số công nhân lao động nghỉ luân phiên hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Tình hình dịch bệnh kéo dài cũng ảnh hưởng tới người lao động là giáo viên đang làm việc tại các trường tư thục. Tỉnh Quảng Ninh hiện có 25 trường mầm non tư thục, 433 nhóm lớp tư thục, 28 hiệu trưởng, hiệu phó, 1.657 giáo viên, người lao động, 498 nhân viên phục vụ (văn thư, kế toán, y tế, nấu ăn, bảo vệ).
Do học sinh nghỉ học nên hầu hết các đối tượng này đều nghỉ chờ việc. Giáo viên, người lao động ở một số trường không có lương và không được tham gia BHXH. Tại các trường THPT ngoài công lập, theo khảo sát, thống kê cho thấy, có 7/22 trường nợ lương tháng 2 với tổng số tiền 2,26 tỷ đồng; 9/22 trường nợ 1,28 tỷ tiền BHXH (trong tháng 1 và tháng 2/2020) của giáo viên, người lao động.
Mặc dù, đa số người lao động đã chủ động chia sẻ với đơn vị, doanh nghiệp, chấp nhận các phương án bố trí nhân lực của đơn vị, doanh nghiệp, tuy nhiên tình trạng không ổn định về công việc, thu nhập kéo dài đã khiến đời sống người lao động, đặc biệt là công nhân lao động, người lao động tại các đơn vị ngoài nhà nước gặp vô vàn khó khăn.
Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh đang cùng các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh đề nghị các ngân hàng tạo nguồn vay cho doanh nghiệp gặp khó khăn để đầu tư nhà xưởng, máy móc, vệ sinh công nghiệp trong và sau dịch Covid-19. Hi vọng những giải pháp này sẽ chia sẻ được hiệu quả, kịp thời đối với các đơn vị, doanh nghiệp, từ đó cũng đảm bảo được quyền lợi thiết thực của đoàn viên và người lao động.
![]() Tính đến 7h ngày 24/3, Covid -19 đã xuất hiện ở 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 370.000 ca nhiễm bệnh với hơn ... |
![]() Sau khi nghỉ việc người lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, nhưng vì nhiều lý do không đến nhận kịp thời thì ... |
![]() Thông tin về ca nhiễm Covid -19 số 59 được cách ly y tế từ trước đó nhưng sau 3 lần xét nghiệm âm tính ... |
![]() "Bỏ lơ" nguy cơ lây nhiễm cùng những khuyến cáo, vẫn có người đang cách ly tự ý ra ngoài. Trước diễn biến dịch bệnh, ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
