![]() |
Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ những giải pháp của doanh nghiệp Dệt may để giữ chân người lao động. |
Chỉ trong ba ngày từ 16 - 18/3/2020, một số khách hàng lớn từ EU và Mỹ đều có thông báo giãn thời gian giao các đơn hàng tới 3 - 4 tháng để trông chờ thị trường phục hồi trở lại. Ngoài ra, một số mặt hàng mang tính mùa vụ, kinh doanh trong tháng 3, tháng 4 rất khó khăn vì khách hủy đơn hàng. Việc một số nhà nhập khẩu EU và Mỹ tạm ngừng nhận đơn hàng từ các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam do dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp đã đưa các doanh nghiệp vào “thế khó”.
Theo Vinatex, số lượng đơn hàng bị hủy tương đương với năng lực sản xuất của nhiều đơn vị lên tới một nửa tháng sản xuất, tương ứng 3-3,5% sản lượng của cả năm 2020.
Dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến thị trường xuất khẩu, khiến Chính phủ các nước EU và Mỹ buộc phải ra các giải pháp quyết liệt đóng cửa biên giới, khuyến cáo công dân không ra nước ngoài, hạn chế di chuyển, đóng cửa trung tâm thương mại..
Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty May Hưng Yên chia sẻ:"Tính riêng trong Quý I/2020, doanh thu của Huagaco giảm 20% và đang phải rà soát từng khâu để giảm chi phí bởi ban đầu thì gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu. Đến khi đã chủ động nguyên liệu thì lại xảy ra việc tạm ngừng đơn hàng".
Nhiều doanh nghiệp trong Vinatex không khỏi lo lắng khi một số khách hàng Mỹ và EU đưa ra thông báo về việc tạm ngừng, giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam. Theo tính toán, nguồn nguyên liệu của không ít doanh nghiệp chỉ duy trì đến tháng 5 – 6/2020, nay lại rơi vào tình thế khó khăn hơn là đầu ra chưa có kênh tiêu thụ.
Dịch Covid-19 đã tạo ra tình huống chưa từng có với Vinatex. Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex đã khẩn cấp họp trực tuyến với một số lãnh đạo chủ chốt của các Công ty thành viên, để kịp thời có phương án ứng phó.
![]() |
Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10. |
Theo ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 thì doanh ngiệp này đang gặp phải “khó khăn kép”: "Trong tháng 2 các doanh nghiệp phải lo nhập khẩu nguyên phụ liệu để đảm bảo sản xuất được liên tục, đến nay thì có đủ nguyên phụ liệu thì lại tạm dừng sản xuất và dừng giao hàng những lô hàng đã sản xuất. Đơn cử, khách hủy toàn bộ các lô hàng đi bằng đường hàng không tới Mỹ. Các lô hàng đường biển trong tháng 3 lùi sang tháng 4 và 5. Khách hàng Hàn Quốc chưa chịu nhận 40.000 sản phẩm sơ-mi đã sản xuất xong, và hoãn luôn đơn hàng 39.000 sản phẩm sản xuất trong tháng 4 theo kế hoạch…. Nếu việc ngừng này xảy ra ở tất cả các nước thì tổn thất sẽ rất lớn. Doanh nghiệp cũng mong Nhà nước ngoài chính sách giảm lãi, giảm thuế, giãn nợ, thì có lẽ nên hỗ trợ tiền lương cho người lao động ở các DN sử dụng nhiều NLĐ như May mặc, da giầy giống như việc Chính phủ Mỹ, Chính phủ Đức hành động: hỗ trợ và phát tiền trợ cấp cho người dân và người lao động bị thất nghiệp”.
Trước tình hình trên, ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Vinatex cho biết: "Trong tháng 3, tháng 4/2020 các doanh nghiệp trong Tập đoàn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sản xuất phục vụ thị trường trong nước, sản xuất mặt hàng phòng dịch. Đồng thời đàm phán với khách hàng để tránh tối đa thiệt hại. Đàm phán với nhà cung cấp để lùi thời gian thanh toán tiền nguyên phụ liệu. Cân đối dự phòng tài chính để có thể trả lương cho người lao động và duy trì sản xuất thất thường. Trong bối cảnh khó khăn, Tập đoàn Dệt May Việt Nam vẫn ưu tiên giữ chân người lao động, bảo toàn lực lượng cho dù khó khăn đến thế nào đi chăng nữa. Tuy rằng đây là bài toán hóc búa đối với doanh nghiệp sử dụng lao động như dệt may vì các doanh nghiệp dệt may đều phải trang trải quỹ lương rất lớn cho NLĐ".
![]() |
Người lao động của Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân sản xuất khẩu trang kháng khuẩn. |
Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã tính đến phương án hạn chế tối đa việc phải giảm bớt lực lượng lao động: không tăng giờ làm, cho NLĐ nghỉ hai ngày/tuần, trong trường hợp khó khăn hơn nữa thì phải giảm số ngày làm việc của NLĐ. Cả lãnh đạo và công nhân đều chia sẻ giảm thu nhập, nhưng vẫn phải đảm bảo cao hơn mức lương tối thiểu theo luật định.
Lãnh đạo Vinatex cũng đề nghị các cấp Công đoàn Dệt May Việt Nam phối hợp với chính quyền các đơn vị làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, kêu gọi người lao động chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
![]() Tính đến 7h ngày 20/3, Covid -19 đã xuất hiện ở 179 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 244.000 ca nhiễm bệnh với hơn ... |
![]() Những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn trong 6 tháng đầu năm 2020 đến ... |
![]() Những giấc ngủ chập chờn, bữa cơm vội vã trong ngày... Đó là những hy sinh thầm lặng của những y, bác sĩ, chiến sĩ ... |
![]() Thông tin về ca nhiễm Covid -19 số 59 được cách ly y tế từ trước đó nhưng sau 3 lần xét nghiệm âm tính ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
