
Cho tới lúc này, đoàn thể thao Việt Nam đã thi đấu tương đối tốt. Các vận động viên đã thể hiện được khả năng trong tầm giới hạn của mình trên nhiều bộ môn. Môn cầu lông, Nguyễn Thùy Linh và Lê Đức Phát đều dừng bước ở vòng bảng. Tuy nhiên, Linh và Phát đều có một trận thắng. Đặc biệt, Nguyễn Thùy Linh đã thua đối thủ hơn nhiều bậc trên bảng xếp hạng với 2 set đầy tiếc nuối: 20-22.
Trường hợp đáng tiếc nhất của thể thao Việt Nam cho tới lúc này là Trịnh Thu Vinh môn bắn súng. Ở hai nội dung khác nhau, Vinh lần lượt xếp thứ 4 và thứ 7 chung cuộc. Đã có những lúc, Vinh cách tấm huy chương Olympic danh giá chỉ một vài lượt bắn xuất thần của đối thủ.
Hiện tại, chúng ta còn kỳ vọng ở Trịnh Văn Vinh cử tạ; Lê Thị Mộng Tuyền bắn súng cùng một vài vận động viên khác. Tuy nhiên, kỳ vọng của chúng ta cũng đơn sơ là một hoặc hai tấm huy chương cho chặng đường còn lại.
Nhìn lại hành trình của thể thao Việt Nam qua các kỳ thế vận hội, huy chương chúng ta có được qua thời gian không hề ổn định hay tăng tiến. Đó chỉ là vấn đề thế và lực của từng kỳ Olympic, khi khoảng thời gian đó chúng ta có VĐV tốt với phong độ cao. Và đây không bao giờ là cách phát triển bền vững thể thao đỉnh cao.
Ở bảng tổng sắp tại kỳ thế vận hội này, Philippines đã có tấm huy chương vàng đầu tiên cho khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử, Việt Nam- đối thủ nặng ký đua tranh vị trí thứ nhất ở SEA Games - thường xếp thứ 5 hoặc 6 khi so sánh với các đối thủ trong khu vực trong bảng tổng sắp huy chương Thế vận hội Châu Á ASIAD hay Thế vận hội Olympic. Đó không phải là một lời nguyền, đó là vấn đề chiến lược đầu tư và mục tiêu xem trọng của thể thao Việt Nam.
Quay sang vấn đề bản quyền truyền hình, năm nay, người hâm mộ cũng chỉ theo dõi đoàn thể thao nước nhà thi đấu qua cập nhật của báo chí hoặc các kênh phát trực tuyến “lậu”. Các nhà đài đưa ra lý do không mua bản quyền Olympic vì không bán được quảng cáo, mua về phát là lỗ. Đài truyền hình Quốc gia hiện tại cũng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nên kinh doanh không lời (như Olympic), VTV cũng không mặn mà.
Trong khi đó, thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề tự chủ tài chính không đơn thuần là lời ăn lỗ chịu. Đài Quốc gia với sự cung cấp hạ tầng của công nhiều cần có những trách nhiệm xã hội. Cụ thể ở đây là bản quyền Olympic.
Bởi, nếu không, chúng ta sẽ có một vòng tròn luẩn quẩn thế này: Người xem không nhiều nên nhà đài không bản quyền. Nhà đài không mua bản quyền nên người xem không mặn mà với Olympic. Người xem không thiết tha với Thế vận hội nên quản lý thể thao tập trung vào giải đấu có thể “trình diễn” nhiều hơn là SEA Games.
Chưa kể, những áp lực vô hình ảnh hưởng rất xấu đến thể thao từ câu chuyện bản quyền Olympic. Bởi, ít nhiều, khi Olympic không xuất hiện trực tiếp trên truyền thông dòng chính, thể thao phong trào sẽ không được thúc đẩy tinh thần. Đồng thời, ước mơ của những đứa trẻ yêu thể thao thay vì là bục huy chương Olympic, chúng chỉ có thể nghĩ tới SEA Games. Bởi với chúng, Olympic chỉ là những scandal bên lề được báo chí và các kênh mạng xã hội loan tin. Bản quyền, phần nào, bó hẹp chân trời kỳ vọng của nhiều người cũng như phong trào thể thao nói chung.
Còn hơi sớm để đánh giá kỳ thế vận hội này của thể thao nước nhà. Song, chắc chắn, ở góc độ theo dõi các môn Olympic, các nhà đài đã vụt mất tấm huy chương trong lòng người yêu thể thao. Các kênh “lậu” phạm pháp và sai trái đang vô hình khỏa lấp khoảng trống của nhu cầu chân chính của người hâm mộ về việc theo dõi các môn thể thao đỉnh cao tại thế vận hội.
Đã đến lúc, chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận với bản quyền và chiến lược thể thao. Chúng có thể quan hệ tương hỗ ở một góc độ nào đó. Nhưng quan trọng hơn, cả hai đều đang rất không ổn với việc phát triển phong trào cũng như ước vọng nhanh hơn, cao hơn, xa hơn của người dân Việt.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Olympic, bản quyền và huy chương”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
