Bức xúc bởi những hành vi bạo lực (cả thể chất lẫn tinh thần) nhắm vào nữ công chứng viên. Bức xúc bởi ngay chốn đông người, người ta còn dám đánh người. Bức xúc bởi hành vi vũ nhục liên tiếp nhắm vào phụ nữ mà cả phòng công chứng đều không phản ứng gì cho tới cú đạp sau cuối.
Vụ việc xảy ra ở một văn phòng công chứng tại Hạ Long (Quảng Ninh). Nạn nhân là chị T., công chứng viên. Người đàn ông trong clip tấn công chị T. là ông D. Theo clip, ngay từ khi xuất hiện, ông D. đã rất sỗ sàng, hùng hổ và kích động. Chị T. tỏ ra khá bình tĩnh, giải thích nhẹ nhàng. Tuy nhiên, những câu tranh cãi, văng tục của ông D. ngày càng gay gắt. Đỉnh điểm, ông D. đã nhổ nước bọt và đạp vào mặt chị T. Đáng nói, ngay lúc đánh người, ông D. lại hô hoán như thể mình bị đánh: “Mày dám đánh tao à, con chó này”.
Vụ việc đã được chuyển tới lực lượng chức năng. Chắc chắn, nếu vụ việc là thật, ông D. sẽ bị nghiêm trị. Chắc chắn, Công an Quảng Ninh sẽ không dung thứ cho các hành vi bạo lực nhắm vào nữ giới ở giữa nơi công cộng. Chắc chắn, thói côn đồ, lộng hành sẽ phải trả giá đích đáng.
Nhưng câu chuyện để lại nhiều trăn trở đối với dư luận. Những vụ việc kích động tới độ phải sử dụng bạo lực nơi công cộng vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi dù nhiều án phạt đã được đưa ra. Đây không phải lần đầu, người ta giao tiếp, giải quyết bức xúc bằng nắm đấm, cú đá trong cơn kích động.
Những hành vi này vượt xa cả quy chuẩn đạo đức lẫn luật pháp. Những người thực hiện hành vi này không phải là những người không hiểu hậu quả về hành động của mình. Như trường hợp ông D. hành vi vừa đánh người vừa “la làng” cho thấy rõ ràng rằng ông biết hành động của mình là sai, có thể bị trừng phạt nhưng ông vẫn làm với niềm tin rằng không camera nào kịp ghi lại.
Câu hỏi đặt ra là, ngoài những án phạt, những vụ án điểm, còn những biện pháp nào để ngăn chặn những thói tật này?
Tất nhiên, giải pháp căn cốt lúc nào cũng là giáo dục và truyền thông. Giáo dục dạy con người ta tu thân, trầm ổn bất chấp những biến động ngoại cảnh. Giáo dục như hạt giống gieo trong lòng người sự tĩnh tâm, lòng chính trực để hành xử đúng đắn. Còn truyền thông đều đặn về những câu chuyện, những thông tin, những nhân vật có thể giải quyết xung đột bằng nhiều cách khác ngoài nắm đấm sẽ như những giọt nước mát lành khiến hạt giống đâm mầm.
Giáo dục và truyền thông đồng hành, cùng với sự cứng rắn của luật pháp là ba chân đế để đảm bảo trật tự trị an ổn định. Và hơn cả là lòng người bớt kích động, phập phồng bởi những chuyện có thể không quan trọng như chúng ta nghĩ.
Cú đạp của ông D. mang tới những thách thức trong các giá trị mà xã hội chúng ta theo đuổi. Nhưng, cú đạp ấy cũng thể hiện sự bất lực của một con người khi không kiếm chế được chính mình.
Cú đạp ấy nhắm vào người nữ nhân viên công chứng. Nhưng nó cũng thức tỉnh mỗi người về năng lực kiểm soát và ý chí tự tu dưỡng của bản thân mỗi người.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
