Cụ thể, theo HLV Mai Đức Chung, ông hài lòng vì các cầu nữ của mình đang nhận được chế độ tương đối tốt, mỗi cầu thủ 1 triệu đồng/ ngày. Bên cạnh đó, ông chia sẻ thêm rằng, các nữ cầu thủ đã có hai bữa thịt bò một tuần. Bên cạnh đó, bữa sáng cũng giàu dinh dưỡng hơn, trong đó có trứng vịt lộn.
Ông Chung cũng cho rằng, việc bổ sung dinh dưỡng đã khiến cải thiện đáng kể thể lực của các cầu thủ. Cụ thể nhất là trong trận đấu giao hữu gặp đội tuyển nữ Đức tại nước bạn vừa rồi. Theo ông Chung, nhờ dinh dưỡng tốt, suốt trận đấu, các cầu thủ Việt Nam đã có thể chơi ngang ngửa về thể lực với các nữ cầu thủ Đức. Đặc biệt, cú bứt tốc của Thanh Nhã lấn lướt hàng loạt trung vệ to con của đội bạn ở phút cuối cùng có thể coi là điển hình.
Đây không phải là lần đầu ông Chung dùng thịt bò như một biểu tượng của dinh dưỡng. Còn nhớ, SEA Games năm 2019 tại Philipinnes, bữa ăn của các cầu thủ nữ thiếu chất thê thảm do công tác tổ chức nước bạn và cả khâu chuẩn bị cho các cầu thủ nữ của chúng ta. Sau đó, khi tình hình ổn định, điều đầu tiên ông Mai Đức Chung chia sẻ với báo giới quê nhà: Bữa ăn hôm nay đã có thịt bò và cá hồi!
Kế đó, năm 2022, trong một cuộc trao đổi về dinh dưỡng cho vận động viên, ông Chung cũng nói: Trước đây, cầu thủ Việt Nam cứ đá đến phút 60, 70 là đi bộ. Bây giờ cầu thủ đã tiến bộ hơn, bữa ăn cũng được bổ sung thêm vitamin. Bữa này chưa có thịt bò, cá hồi thì bổ sung thêm một ít, nhưng chưa thể nói là đủ. Cần tính toán thực tế dinh dưỡng cho cầu thủ là bao nhiêu.
Có thể thấy, từ ngày “khi khó chẳng có ai nhìn” tới lúc này, đi dự World Cup với chế độ đặc biệt, thịt bò vẫn là nỗi ám ảnh của ông Mai Đức Chung. Tất nhiên, vài năm gần đây, chế độ dinh dưỡng của các cầu thủ nữ không tới mức không có thịt bò ăn. Tất nhiên, ăn quá nhiều thịt bò không hẳn là tốt cho chế độ dinh dưỡng của các cầu thủ. Và tất nhiên, đội tuyển nữ lúc này muốn ăn tôm hùm cũng sẽ có tôm hùm.
Nhưng nhìn chia sẻ vui mừng của ông Chung về bữa ăn thịt bò, chúng ta không được quên rằng đội tuyển nữ của chúng ta đã có những ngày vô cùng khó khăn. Ông Mai Đức Chung đã nhiều lần vừa nghiên cứu đấu pháp, vừa đi chợ để mua thêm đồ cho cầu thủ. Những nỗi lòng đó, những tháng ngày đó, chúng ta cần ghi nhớ trước khi các cầu thủ nữ của mình đi thi đấu ở đấu trường cao nhất thế giới.
Nhớ để hiểu rằng đã có những ngày khó khăn như thế với các nữ cầu thủ. Nhớ để thấy rằng để chúng ta được chứng kiến quốc ca Việt Nam vang lên ở World Cup, là những nỗ lực phi thường của các cô gái mỳ tôm. Nhớ để đừng kỳ vọng nhiều quá để rồi lại quay sang chỉ trích các nữ cầu thủ khi không được kết quả như mong đợi.
Bản thân việc ông Mai Đức Chung cùng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam có mặt trên sân chơi World Cup đã là một phép màu được viết bằng ý chí và nghị lực mãnh liệt. Điều chúng ta cần là ghi nhận họ, dù kết quả có ra sao.
Hơn thế, câu chuyện về nỗi ám ảnh thịt bò của ông Mai Đức Chung nhắc nhở các cơ quan quản lý có trách nhiệm, cần sát sao hơn nữa trong vấn đề dinh dưỡng của các vận động viên. Họ cần bữa ăn giàu dinh dưỡng chứ không chỉ những lời tụng ca vì màu cờ sắc áo.
Và cuối cùng, chúc đội tuyển nữ Việt Nam có hành trình tận hưởng thú vị trong sân chơi World Cup. Dẫu có sao, các nữ cầu thủ mãi mãi là người hùng trong lòng người hâm mộ.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
