Niềm vui và sự gắn kết ở nhà ăn ca của Nhà máy Z121
Hoạt động Công đoàn

Niềm vui và sự gắn kết ở nhà ăn ca của Nhà máy Z121

Nguyễn Thị Kim Chung
Sức khỏe của người lao động chính là sức khỏe của doanh nghiệp. Hiểu được điều này, Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng – Bộ Quốc Phòng đã luôn quan tâm sâu sát đến từng bữa ăn cơm ca cho hơn 2.700 cán bộ - công nhân viên trong đơn vị, các món ăn hàng ngày luôn được thay đổi cho phù hợp đối với người lao động.
Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173

Hào hứng với bữa ăn tự chọn

Hôm nay nhà bếp cho ăn gì? Bữa cơm hôm nay có gì ngon? Ăn cơm ca liệu có no không? Chắc khó mà ngon như cơm nhà nhỉ?... Đó là chủ đề luôn được quan tâm đối với những công nhân như chúng tôi sau mỗi khi thay ca đi ăn. Tình trạng bữa ăn kém chất lượng, mất vệ sinh là vấn đề thời sự thường ngày vẫn được báo đài đưa tin nhiều, tuy nhiên với chúng tôi những người công nhân làm việc tại Nhà máy Z121 thì khác.

Niềm vui và sự gắn kết ở nhà ăn ca của Nhà máy Z121
Bữa ăn ca của người công nhân nhà máy. Ảnh: ĐVCC

Chúng tôi yên tâm đến từng chất lượng bữa ăn ca vì thực phẩm nhà bếp mua về tươi ngon, đảm bảo chất lượng, các món ăn luôn dược thay đổi. Thực phẩm luôn được đảm bảo nóng sốt do được cấp nhiệt hâm nóng bằng hơi nước… khiến chúng tôi có cảm giác như được ăn cơm tại gia đình.

Nhà ăn ca của Nhà máy mỗi ngày phục vụ hơn 2.700 suất ăn, có thể thấy Ban lãnh đạo và Công đoàn Nhà máy đặc biệt quan tâm đến bữa ăn ca cho công nhân. Với cơ sở hạ tầng nhà ăn ca tại 3 khu của Nhà máy được xây dựng mới khang trang, rộng rãi, thoáng mát, có điều hòa, tủ lạnh, ti vi và đồ uống tự chọn nếu người lao động có nhu cầu thêm; mọi đồ dùng, dụng cụ khu vực bếp và khu vực ăn sạch đẹp, luôn đảm bảo vệ sinh.

Điều khá đặc biệt ở đây là hình thức bếp ăn tự chọn, tức là người lao động ăn theo hình thức buffet, ăn theo nhu cầu của từng cá nhân. Khu vực ăn được được sắp xếp khoa học, có hàng lối đảm bảo thuận tiện, văn minh, bàn ghế luôn gọn gàng; phòng ăn mát mẻ, người lao động có thể cập nhật tin tức thời sự nhanh trong ngày qua ti vi.

Đối với mỗi người công nhân như chúng tôi luôn cảm thấy thật thoải mái đầy đủ như ở nhà. Thực phẩm kiểm soát chặt chẽ trong khâu kiểm định an toàn vệ sinh nên người lao động vô cùng yên tâm ăn các món theo sở thích. Khẩu phần ăn hằng ngày được chia làm 11 thực đơn quay vòng, thay đổi để người ăn không bị chán, bị ngán.

Niềm vui và sự gắn kết ở nhà ăn ca của Nhà máy Z121
Công nhân vui vẻ cùng ăn và trò chuyện. Ảnh: ĐVCC

Chị Phạm Thị Kim Dung, tổ Bảo quản Dây cháy chậm, Phân xưởng A5, XN1, Nhà máy Z121 chia sẻ: “Sau những giờ làm việc mệt mỏi, suất ăn đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm giúp chúng tôi bảo đảm sức khỏe, có nhiều năng lượng để vào làm việc hiệu quả hơn, nhiều khi món ăn ở bếp ăn còn chế biến ngon hơn ở nhà".

Thời gian ăn trưa được chia làm 2 khung giờ, từ 11 giờ đến 11 giờ 30 phút và từ 11 giờ 30 đến 12 giờ; buổi chiều từ 17 giờ đến 17 giờ 30 hàng ngày. Với những ngày thường, Công đoàn Nhà máy Z121 chi 30.000 đồng/ngày tiền ăn ca không tính tiền chi phí nhân công nấu ăn, điện, nước… với những ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng người lao động được ăn ca 50.000 đồng/ngày.

Do địa hình sản xuất đơn vị chia ra 3 khu vực bếp ăn lớn trong khu vực sản xuất để phù hợp phục vụ công nhân sau mỗi giờ sản xuất vất vả- sẽ được ăn cơm tại khu vực gần nhất. Có những đơn vị sản xuất đặc thù bụi bẩn, phải trực sản xuất sẽ có nhân viên bếp ăn mang đồ ăn phục vụ ngay tại nhà ăn ca của khu vực sản xuất đó. Đây chính là thể hiện sự quan tâm, sự thấu hiểu nghề nghiệp của lãnh đạo đối với người công nhân.

Công đoàn giám sát chất lượng thực phẩm

Công đoàn Nhà máy đã hỗ trợ, tham gia tổ chức bữa ăn ca, thường xuyên đến các nhà ăn ca để nắm bắt tình hình và tiếp thu những ý kiến đóng góp của người lao động đảm bảo chất lượng tốt nhất cho từng bữa ăn. Trong đó, để đảm bảo đầu vào của thực phẩm để chế biến bữa ăn ca cho công nhân, Công đoàn nhà máy đã yêu cầu đối tác cung cấp phải có giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn hàng, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, lưu mẫu hàng ngày… Thực đơn luôn được dán công khai trước nhà ăn để công nhân dễ dàng tìm hiểu theo dõi.

Hơn nữa, ngoài bữa cơm ca hàng ngày công nhân làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại tùy theo mức độ quy định còn được bồi dưỡng bằng hiện vật để tái tạo sức lao động sau khoảng thời gian làm việc vất vả, mệt nhọc. Hiện vật đăng ký đa dạng, phong phú gồm sữa đặc, đường, các loại sữa tươi, sữa chưa, bánh mỳ, hơn nữa là các loại yến trưng, thịt hầm, xúc xích… đầy đủ chất dinh dưỡng cho người lao động lựa chọn thay đổi.

Đặc biệt, những ngày đầu tháng và ngày15 âm lịch hàng tháng sẽ có tăng giá trị suất ăn ca nhằm động viên người lao động. Hàng năm chúng tôi được Công đoàn Nhà máy tổ chức bữa cơm Công đoàn với giá trị 150.000 đồng/ suất ăn. Cải thiện chất lượng bữa ăn bằng cách chế biến, nâng cao chất lượng giá trị dinh dưỡng, đủ cả chất và lượng. Những ngày đầu tháng và giữa tháng anh chị em công nhân luôn háo hức chờ đến giờ ăn cơm để xem có món gì ngon, lạ và rất bắt mắt. Có thể thấy việc lựa chọn món ăn phù hợp để phục vụ cho công nhân ăn với tâm lý vui vẻ hồ hởi đón nhận là cả một câu chuyện dài.

Niềm vui và sự gắn kết ở nhà ăn ca của Nhà máy Z121
Bếp ăn khang trang, sạch đẹp của Nhà máy Z121. Ảnh: ĐVCC

Chị Ngô Thị Thanh Loan – Quản lý bếp ăn trong toàn đơn vị cho biết: “Bao la những việc cần phải sắp xếp bố trí trong một ngày để có một suất ăn ngon, nóng hổi. Công việc trải qua nhiều khâu, từ khâu lựa chọn món ăn gì, khâu nhập hàng hóa, phân chia thức ăn cho các bếp rồi lên khẩu phần ăn... công việc cứ như vậy trôi qua. Chưa kể 2 ngày ăn đặc biệt hàng tháng thì chúng tôi - đội ngũ nấu ăn phải sơ chế món ăn từ hôm trước để kịp phục vụ công nhân. Nói chung đây là công việc làm dâu trăm họ, nghề mình là nghề phục vụ nên tôi luôn động viên các chị em bếp ăn phải hết mình, tận tụy”.

Bữa cơm ca không chỉ ngon và sạch, mà còn chứa đựng tình cảm yêu thương, sự quan tâm của ban lãnh đạo chỉ huy và Công đoàn Nhà máy Z121. Đó chính là một trong những lý do giúp cho mỗi cán bộ công nhân viên chúng tôi yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với Nhà máy. Bữa cơm “đặc biệt”- bữa cơm Công đoàn là dịp để cán bộ công nhân chờ đợi. Bởi đó không những bữa ăn đơn thuần mà còn kết nối, gặp gỡ. Khi bước vào nhà ăn, nhiều anh chị công nhân không khỏi phấn khởi bởi ngoài dịp Tết thì bữa cơm Công đoàn tất cả công nhân mới có dịp quây quần cùng nhau ăn bữa cơm giữa ca như thế này.

Chị Trang - Công nhân tổ Bảo quản Dây cháy chậm A5 – Xí nghiệp 1 tâm sự: “Chúng tôi rất phấn khởi vì bữa cơm hôm nay có nhiều món ăn ngon. Còn có chủ tịch, giám đốc cùng toàn thể ban lãnh đạo Nhà máy có mặt cùng ngồi ăn động viên công nhân. Chúng tôi cảm nhận được sự quan tâm và có thêm động lực để làm việc tốt hơn”.

Chị Trang cho biết thêm: “Bản thân tôi cảm nhận được ý nghĩa của bữa cơm Công đoàn rất thiết thực, nó lại đem đến cảm giác rất gần gũi và nhiều cảm xúc đối với mỗi cán bộ công nhân viên, mỗi Công đoàn viên của đơn vị. Bởi hình ảnh tập trung tất cả mọi người cùng chung bữa cơm, có mối liên hệ như bữa cơm gia đình - một nét văn hoá truyền thống của người Việt. Ở đó mọi người trong gia đình cùng ăn và trò chuyện chia sẻ, để càng gắn kết với nhau hơn”.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá “Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy ...

Thêm nhà máy xe máy điện tại Việt Nam Thêm nhà máy xe máy điện tại Việt Nam

Tập đoàn xe điện đến từ Trung Quốc Tailg vừa khai trương nhà máy sản xuất xe máy điện tại Việt Nam với quy mô ...

Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế: “Dệt yêu thương” Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế: “Dệt yêu thương”

Dưới mái nhà chung - Công ty CP Dệt may Huế (Thừa Thiên Huế), nhiều đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn đã được công ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm