![]() |
"Túp lều" tạm bợ chỉ 8 m2 nằm trên nóc nhà vệ sinh công cộng của một con ngõ tại Hàng Bạc (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là nơi gia đình ông Hải đã sinh sống suốt 30 năm qua. Ảnh: Vnexpress |
Lâu lâu rồi tôi có đọc truyện ngắn. Cô gái ở quê quyết lấy một chàng phố cổ để có hộ khẩu Hà Nội và để thành một người đàn bà phố cổ. Nếu bạn ở Hà Nội đủ lâu, bạn sẽ biết một người đàn bà phố cổ danh giá và quyền lực thế nào.
Nhiều vất vả của tình yêu cô đã vượt qua và cuối cùng đám cưới. Nhưng sau đám cưới mới là khó khăn thật sự. Cảnh sinh hoạt nhiều gia đình trong một căn phòng, va chạm mẹ chồng nàng dâu. Khu vệ sinh điển hình của phố cổ là đổ thùng, đi bô. Và đây là thử thách cuối cùng cô không vượt được. Đành từ bỏ giấc mơ phố cổ.
Chuyện cũng buồn buồn. Đọc xong mang mác thấy đâu đó có mình. Rồi quên.
Hôm nay tình cờ xem bài báo về một gia đình có thật ở phường Hàng Bạc. Chồng là Hải vợ là Xâm. Họ đã chung sống được với nhau 30 năm. Và họ sống phía trên cái nhà vệ sinh chung của 6 nhà khác. Mỗi khi có người đi vệ sinh người vợ đang ăn lại bỏ bát...
Khi mới cưới nhau về, biết căn nhà phố cổ của chồng chỉ là 3 m2 quây bằng tôn trên nóc nhà vệ sinh, người vợ đã bỏ đi. Nhưng 2 ngày sau chị quay lại vì "dẫu sao cũng đã là chồng của mình" .
Rồi họ cứ bươn chải sống. Đau ốm cũng cố nuôi được 2 đứa con khôn lớn trên cái tấm gỗ 1x1,5 m2 gọi là giường. Đứa con lớn giờ đi làm có thu nhập và đang cố gắng mua căn hộ để đưa bố mẹ về ở. Nhưng họ vẫn muốn sống phía trên căn nhà vệ sinh quen thuộc.
![]() |
Cuộc sống thường nhật cứ thế trôi đi. Dù nhỏ bé, chật chội, khó chịu, nhưng "túp lều" trên nóc nhà vệ sinh này cũng là nơi ông Hải cùng người vợ tảo tần của mình cùng nhau bươn chải và nuôi nấng hai đứa con trưởng thành. Ảnh: Vnexpress |
Ông Hải đã gần 80 tuổi cười khà khà, có ai nỡ kiện cáo tranh giành cái mái nhà nhảy dù này. Chúng tôi ở đây vẫn tự do hơn.
Còn chị tổ phó thì cho biết gia đình ông Hải là gia đình thoát nghèo cuối cùng trong 1000 hộ dân của phường. Năm 2018 đứa con đi làm, nhà mới phát sinh thu nhập. nhưng nhà họ vẫn luôn đầm ấm yêu thương nhau.
Hoá ra đời nhiều khi vui hơn truyện.
Và hoá ra "Hà Nội không vội được đâu" lại nhiều câu chuyện ấm tình người.
![]() Tiền ăn tại trường học quốc tế được cho là cao so với tiêu chuẩn chung, nhưng nhiều người phải giật mình vì sự thật ... |
![]() Không rõ "vớt vát" được bao nhiêu nhưng giờ đây hàng ngàn khách hàng của Alibaba đang lo sợ bị “cướp” trắng hàng ngàn tỷ ... |
![]() Chỉ sau 3 năm thành lập, số vốn của Công ty địa ốc Alibaba của anh em CEO Nguyễn Thái Luyện đã lên tới 5.600 ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
