Người lao động

Những "chiếc bẫy" đang rình rập người lao động sau những ngày cách ly xã hội

Văn Giang
Tác giả: Văn Giang
Cách ly xã hội được nới lỏng mang đến niềm vui cho những người lao động sau bao ngày "treo niêu". Nới lỏng cách ly xã hội, họ lại tất bật với công cuộc mưu sinh với bao nỗi niềm riêng. Chưa tìm được công ăn việc làm ổn định nhưng đủ thứ phải chi, nào là tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền điện, tiền nước... liệu  họ có "miễn dịch" được với cạm bẫy nơi thành đô?
nhung chiec bay dang rinh rap nguoi lao dong sau nhung ngay cach ly xa hoi
Người lao động đang tìm việc làm phù hợp tại bảng tin trước Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long. Ảnh: V.G.

Vào buổi sáng ngày cách ly xã hội được nới lỏng, tại Bến xe Giáp Bát trong quang cảnh đìu hiu, vắng bóng hành khách, phóng viên Cuocsongantoan.vn gặp một thanh niên vừa xách túi bước xuống xe ô tô với dáng vẻ mệt mỏi. Đó là Hải, 26 tuổi ở Lào Cai.

Sau khi làm quen, anh chia sẻ: Đã xuống Hà Nội làm việc được 3 năm. Tuy nhiên, từ năm ngoái, em làm công nhân tại một xưởng ép gỗ trong làng nghề Triều Khúc, Hà Đông với mức lương ổn định, mỗi tháng cũng gửi về nhà được 5 triệu. Khi dịch Covid-19 lan trên diện rộng, đơn hàng không có, chủ xưởng buộc phải cho công nhân nghỉ bớt từ giữa tháng ba vì không trả đủ lương. Đến nay, khi cách ly xã hội đã được nới lỏng, ở quê cũng chẳng có việc làm nên em bắt xe xuống Hà Nội với hy vọng tìm được công việc mới".

Công việc đầu tiên của Hải là tìm một phòng trọ với chi phí “rẻ nhất có thể” bởi tổng tài sản trong túi anh lúc này chỉ còn có 600 nghìn, trong khi nghĩ thoáng thôi cũng thấy bao nhiêu thứ: ăn uống, tiền nhà, hồ sơ xin việc.

Em dự định liên lạc với các bạn xem có thể ở ghép không chứ với số tiền này thì không đủ chi tiêu. Đây cũng là thời điểm khó khăn, bây giờ mà may mắn xin được việc luôn thì ít nhất cũng phải cuối tháng sau mới có lươngHải nói.

Những ngày này tại xã Hải Bối, nơi có nhiều khu trọ nhất huyện Đông Anh do gần Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, sự buồn rầu hiện rõ trên nét mặt của người chủ trọ lẫn người đi thuê. Nơi đây, trước kia vẫn tấp nập công nhân đến ở bởi gần chỗ làm, chi phí hợp lý, người dân cũng lấy những dãy trọ làm nguồn thu nhập chính. Thế nhưng từ khi phong toả xã hội đầu tháng tư đến nay, khung cảnh vắng lặng hẳn, hầu hết chủ nhà đều treo biển còn phòng.

Thấy chúng tôi vừa đi, vừa nhìn vào dãy trọ, một bà chủ đứng cổng nhanh nhẹn chào mời với lời quảng cáo phòng “đẹp, sạch, rẻ”. Bà cho biết: Hiện tại khu nhà của gia đình đang còn trống 3 phòng, người thuê vừa đồng loạt trả tháng trước. Trước khi có dịch thì bà hiếm khi phải treo biển bởi toàn công nhân thuê lâu dài nhưng từ đầu tháng đến giờ họ nghỉ việc, trả phòng về quê nhiều.

nhung chiec bay dang rinh rap nguoi lao dong sau nhung ngay cach ly xa hoi
Những dãy trọ vắng lặng ở xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: V.G.

Tìm mãi mới thấy khu trọ còn có người ở nhà, đôi vợ chồng đang chuẩn bị dọn cơm ăn để đi làm ca chiều. Đó là chị Hà và anh Quang, họ cho biết đang làm công nhân cho một công ty chuyên sản xuất bao bì. Dù chưa phải nghỉ việc nhưng đợt dịch vừa qua số đơn hàng nhận được ít nên công ty cũng cắt giảm giờ làm. Thay vì làm ca 8 tiếng như trước thì giờ đây công nhân như anh chị chỉ phải làm 6 tiếng/ngày.

Chị Hà chia sẻ: “Trung bình mỗi tháng nếu làm đủ, chưa tính tăng ca thì hai vợ chồng cũng phải được 15 triệu, còn lương tháng vừa rồi cộng lại chưa đầy 10 triệu. Cũng may là vẫn còn cầm cự được, nhưng sẽ chẳng để ra, nhà có hai đứa con nhỏ nên chi phí tốn rất nhiều”.

Hiện tại gia đình anh chị đang nợ ngân hàng quá hạn số tiền 150 triệu vay từ năm 2017 để làm nhà, cố gắng phấn đấu năm nay trả xong. Nếu dịch mà cứ kéo dài, thu nhập bấp bênh như thế này thì niềm mong ước ấy khó thành hiện thực được.

Cùng khu trọ với chị Hà là anh Hoàng, 32 tuổi ở Tuyên Quang. Anh là người đang rơi vào tình trạng thất nghiệp tròn một tháng. Khi nghỉ việc, tiền tích luỹ cũng chẳng có vì lĩnh lương đến đâu là tiêu hết luôn đến đó. Quyết định ở lại thành phố chờ hết cách ly xã hội để tìm việc mới, anh phải vay tạm đến ba chỗ người quen, mỗi nơi vài trăm để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, chi tiêu. “Cũng may là hết giãn cách rồi, còn có cơ hội tìm vệc mới chứ không thì bí bách”.

Khi phóng viên đề cập đến vấn đề nhiều tổ chức lợi dụng thời điểm người lao động gặp khó khăn để đưa ra các gói ưu đãi, vay tiền không cần thế chấp nhằm dễ dàng đưa “khách hàng sập bẫy”, anh Hoàng cho biết cũng không xa lạ với hình thức này. Cứ vài ba ngày trên tài khoản facebook hay zalo của anh cũng nhận được những quảng cáo, mời chào như vậy. Nhiều lúc đang khó khăn, lại gặp những lời mời đúng thời điểm, anh định thử nhưng thấy trên báo đài phản ánh nhiều về rủi ro khi liên quan đến những tổ chức, hình thức vay như vậy nên không dám. “Hoàn cảnh nó dồn đẩy người ta đến bước đường cùng, dù bạn rất tỉnh táo, biết hậu quả sẽ xảy ra như thế nào nhưng khi đã quá gian nan, không ai dám chắc mình không có máu liều”, anh Hoàng nêu quan điểm.

Khảo sát tâm tư của người lao động mới thấy, được nới giãn cách xã hội cũng rất mừng nhưng trên thực tế, những hoàn cảnh “lo ăn từng bữa” như các anh, các chị công nhân ở trọ kia còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Ngoài chuyện “cơm áo gạo tiền” là thường trực, ai cũng canh cánh trong lòng nỗi niềm riêng. Với những người đang thất nghiệp lại càng vất vả hơn khi cố gắng mau chóng tìm được công việc mới, để ổn định lại cuộc sống sẽ phải cần nhiều thời gian. Trong khi, những thử thách, cám dỗ luôn rình rập xung quanh, nếu không tỉnh táo, vòng xoáy cuộc đời sẽ cuốn họ rẽ sang một con đường khác, ít nhất không phải là của sự lương thiện nữa.

Trước cổng Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, tại khu vực bảng tin giới thiệu việc làm mới, phóng viên quan sát thời điểm này có rất nhiều công ty đang đăng tuyển với mức lương từ 7 triệu đến 10 triệu/tháng cùng những chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Khác với sự nhộn nhịp, đông đúc nơi đây thường ngày, thi thoảng vài người mới vào tìm kiếm thông tin.

Một thanh niên với chiếc ba lô nặng trên vai đang chăm chú đọc đi đọc lại những tiêu chuẩn cần đáp ứng sau khi nhìn con số thu nhập 9 triệu trên tờ tuyển dụng được niêm yết. Anh ta lấy điện thoại gọi ngay số máy in mực đậm, có nhấn mạnh thông tin không qua trung gian. Bên kia dường như có người trả lời, họ trao đổi khá lâu, chợt ánh mắt thanh niên lộ rõ sự mừng vui cùng lời cảm ơn rối rít. Có lẽ người lao động ấy sẽ tìm thấy cho mình một công việc ổn định sắp tới.

Đối với người lao động, theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search (Tập đoàn nhân sự Navigos), trong thời điểm thị trường việc làm đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến khó lường, quan trọng nhất là phải giữ gìn sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng theo đúng quy tắc phòng chống dịch bệnh của Nhà nước.

Người lao động không nên quá vội vàng nhận công việc khi chưa tìm hiểu kỹ hoặc mắc lừa vào những bẫy tín dụng đen, mà nên tận dụng thời gian thấp điểm trong công việc để phát triển và nâng cao kiến thức, kỹ năng, đặc biệt thông qua học tập trực tuyến. Trong tình huống công ty cắt giảm nhân sự, người lao động phải hiểu rõ về quyền lợi của mình như nhận bồi thường hợp đồng lao động, hưởng trợ cấp thất nghiệp.

nhung chiec bay dang rinh rap nguoi lao dong sau nhung ngay cach ly xa hoi Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 26/4

Tính đến 7h sáng ngày 26/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,9 triệu người nhiễm virus ...

nhung chiec bay dang rinh rap nguoi lao dong sau nhung ngay cach ly xa hoi Lưu ý về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đồng thời khởi động lại và phát ...

nhung chiec bay dang rinh rap nguoi lao dong sau nhung ngay cach ly xa hoi Lao động ngành Du lịch chật vật giữa đại dịch Covid-19

Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, ngành Du lịch ở nước ta đã và đang phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng nặng ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm