Cụ thể, hàng chục, hàng trăm clip chia sẻ rằng bốn ngành học vô dụng với lý do lần lượt là: Ngành Quản trị kinh doanh là ngành học chung chung, không có chuyên môn cụ thể và ra trường rất khó xin việc. Ngành Ngôn ngữ Anh là thừa thãi vì chỉ cần một cái bằng IETLS điểm cao là thay thế được. Ngành Marketing không cần học, chỉ cần làm nhiều, có kinh nghiệm là ai cũng có thể làm được. Ngành Quản trị nhân sự phần nhiều là kỹ năng mềm, ngành nào cũng có thể rẽ ngang mà không cần qua đào tạo.
Còn những người phản bác lại lần lượt lập luận rằng, những người nêu quan điểm như trên thực sự không hiểu nhiều về các ngành học.
Ngành Quản trị kinh doanh đào tạo người quản lý doanh nghiệp, họ được học trải dài các khâu khác nhau của một doanh nghiệp và cũng vì thế, họ có nhiều cơ hội tìm việc khởi đầu ở những ngành nghề khác nhau. Sau cuối, họ dễ dàng được thăng tiến, đề bạt hơn nhờ tấm bằng này.
Còn ngành Ngôn ngữ Anh không chỉ đơn giản là dùng tiếng Anh như một công cụ cho một chuyên môn khác. Đó là nghiên cứu ngôn ngữ, là biên phiên dịch cường độ cao, là nghiên cứu ngôn ngữ trong bối cảnh văn hóa.
Còn ngành Marketing là ngành rất cần được đào tạo bài bản để lên kế hoạch marketing tổng thể, nghiên cứu thị trường bài bản và thực hiện các bước chứ không phải marketing chỉ là chạy quảng cáo Facebook như nhóm kia hiểu hạn hẹp.
Còn ngành Quản trị nhân sự cũng yêu cầu nhiều nghiệp vụ chuyên môn sâu bởi công việc nhân sự không đơn giản chỉ là đăng bài tuyển người trên LinkedIn hay các diễn đàn tìm việc. Nó đòi hỏi kỹ năng phân tích, tính toán số lượng nhân sự, chất lượng nhân sự, chi phí nhân sự cho một doanh nghiệp. Nó cũng yêu cầu người quản lý phải có các kiến thức đặt câu hỏi để tìm ra được nhân sự tốt. Những bộ câu hỏi này không chỉ có bằng kinh nghiệm hay Google, nó xuất phát từ quá trình nghiên cứu với từng ngành kinh doanh.
Những quan điểm phản biện lại về “những tấm bằng vô dụng nhất” tôi cho là tương đối thỏa đáng về mặt câu từ. Câu chuyện của cậu TikToker tự nhận là người hướng nghiệp cũng như bán khóa học cũng chỉ thể hiện góc nhìn hạn hẹp của cậu ấy về các ngành nghề và quy trình đào tạo của các chuyên ngành ấy.
Song, ngay trong quan điểm phản biện, chúng ta cũng thấy một điều rất rõ rằng gần như cả hai phía, đều chỉ đong đếm ngành học bằng mức đãi ngộ, đặc biệt là mức lương mới ra trường. Điều này làm cho những sĩ tử chuẩn bị đăng ký ngành học hay chính những người đang theo học lệch lạc giá trị.
Bởi việc học, đặc biệt là học đại học không chỉ cung cấp cho người ta kiến thức, kỹ năng với một nghề cụ thể (mặc dù điều này là cực kỳ quan trọng). Đại học cũng tuyệt nhiên không đào tạo ra những con người công cụ, nơi mà người ta tính toán học xong rồi làm với mức lương bao nhiều. Mà đại học là quá trình để người ta mở rộng tư duy, vun đắp cho sinh viên tinh thần phản biện, tự do tư duy và tự học trọn đời cũng như thói quen, kỹ năng để làm điều đó.
Nhưng học sinh chuẩn bị đăng ký ngành nghề hay sinh viên đang học không thấy điều đó trên truyền thông. Họ chỉ thấy những buổi hướng nghiệp chính thống hay clip TikTok tính toán cho họ ngành nghề nào “hot”, ngành nghề nào có mức lương cao, được xã hội trọng vọng. Điều này tạo điều kiện cho những nội dung “bẩn”, nội dung định hướng lệch lạc như “những tấm bằng đại học vô dụng nhất” lên ngôi.
Cũng chẳng riêng xã hội hay hệ thống giáo dục, ngay ở gia đình, rất hiếm bố mẹ bảo con hãy học ngành nghề con thích và học nó nghiêm túc. Hãy đảm bảo rằng khi ra trường, con vẫn tiếp tục tự học, tự trau dồi kiến thức về ngành nghề ấy dù không cần bất kỳ một lớp học hay một ông thầy hữu hình nào. Hãy để tâm trí con tự do trước những rào cản, vách ngăn để phát triển sự nghiệp của con sao cho có ích cho xã hội cũng như bản thân con.
Người ta không bảo thế, mà ngay trong chính gia đình, họ hàng, việc đầu tiên khi gặp mặt nhau, người ta hỏi: Lương cháu bao nhiêu?
Dùng thước đo lương thì sẽ ra kết quả là những clip “bằng đại học vô dụng” cùng với sự hoang mang vô cùng tận của người trẻ. Và câu chuyện này sẽ còn lặp lại dài dài vì còn rất lâu người ta mới có thể đặt câu hỏi rằng: Cháu có hạnh phúc với công việc của mình không?
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
