Hành động bất ngờ của CSGT và những bác sỹ "vừa khóc vừa khám" Sao chỉ phẫn nộ với Shark Phú? Sự thấp kém về ý thức cộng đồng và trách nhiệm xã hội |
![]() |
Gian hàng "Rau miễn phí cứ lấy nhé" đã lan toả ra 10 thôn của xã Phương Sơn, huyện Lục Nam. Ảnh: H.L |
Có lẽ CSGT căng mình làm nhiệm vụ hay chiến sĩ biên phòng vất vả trên biên giới không còn quá xa lạ trong những ngày Covid-19 tái bùng phát này. Nắng nóng, đêm mưa hay ngày dài căng thẳng cùng nguy cơ trở thành F1, thậm chí F0 gần như đã trở thành chuyện bình thường của các lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Nếu chỉ xem trên TV hay nhìn trên báo, ít ai hiểu và cảm được những gian khổ này. Có lẽ đó là một trong những điều khiến rất đông người xúc động khi bất chợt nhìn tấm ảnh của trung úy CSGT hay trung sĩ biên phòng lan truyền hôm qua.
Tôi đọc được những dòng này trên trang cá nhân của một người bạn: “Trung úy Kiên, sau khi dừng các phương tiện để đoàn xe ưu tiên đi qua - đã đứng nghiêm, giơ tay chào. Một hành động như một phản xạ, không chút dàn dựng, hơn vạn lời nói, hơn tỷ thứ tuyên truyền. Bởi nó thể hiện một sự đĩnh đạc, một lời cảm ơn chân thành, một hình ảnh đẹp. Bắc Giang có nạn, lập tức nhận sự chia sẻ từ Quảng Ninh, cả từ Hải Dương, từ khắp nơi. Như thế này, lo gì mà chúng ta không chiến thắng Covid-19!”.
Không chỉ các chiến sĩ ở những tuyến đầu, hôm qua tôi còn thấy những hình ảnh san sẻ nghĩa tình của bà con mình lan ra 10 thôn ở xã Phương Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang), nơi đang trong những ngày thực hiện cách ly y tế, giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19.
Sáng 8/5, vợ chồng anh Hoàng Lập ở thôn Phương Lạn 3 hái rau, dưa chuột trong vườn mang ra đầu ngõ, treo tấm biển "Rau miễn phí cứ lấy nhé", rồi thông báo lên mạng xã hội. Ngay hôm đó, hàng chục hàng xóm cũng ra vườn cắt rau xếp vào "gian hàng" của anh. Anh Lập nói: "Tôi nghĩ chợ dừng hoạt động nhiều người sẽ không có rau ăn, nhà mình có thì chia sẻ với bà con".
Đến lúc rau nhiều không đếm xuể, anh báo cáo cán bộ thôn để tiếp nhận, phân phát tận nhà cho các hộ đang phải cách ly tại nhà, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Rồi từ đó câu chuyện đẹp đã lan dần ra khắp xã.
Giờ đây, ở xã này, không chỉ rau mà thực phẩm các loại cũng đang được bà con gom góp, chia sẻ để cùng nhau vượt qua những ngày khó khăn này. Nhìn những hình ảnh như thế, tôi vui bởi tình làng nghĩa xóm đâu có mai một nhiều ở không ít nơi trên đất nước mình...
Không chỉ vì anh CSGT Bắc Giang chào đoàn y bác sĩ tỉnh bạn đi vào tâm dịch hỗ trợ tỉnh mình hay người trung sĩ từ biệt mẹ mà gần 1 tháng qua, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người trong ngành Y tế, Quân đội, Công an... đã rời xa gia đình và người thân, hy sinh hạnh phúc riêng tư để bám trụ nơi tuyến đầu chống dịch.
Không ít người đã kiệt sức, ngất xỉu sau cả ngày làm việc trong bộ đồ bảo hộ kín mít. Thậm chí, khi người thân qua đời, vì nhiệm vụ chống dịch cần kíp, cấp bách, họ cũng không thể về nhà để thọ tang...
Cứ mỗi lần dịch giã hay thiên tai ập về, mọi người như xích lại, đoàn kết và yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Những điều mà khi bình thường âm thầm đâu đó để khi đất nước khó khăn lại bùng lên, chung tay góp sức vượt qua hoạn nạn. Tôi thêm tin lần này, rồi chúng ta cũng sớm đi qua giông bão...
“Hãy là chính mình” là quan điểm sống của chàng trai trở thành quán quân cuộc thi “Trai xinh – Gái đẹp các khu công ... |
Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Bắc Giang, PGS. TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết phải ... |
“Một ngày làm tin mà nước mắt rơi như mưa”. Đó là tâm sự của một đồng nghiệp tôi đang theo dõi ngành Y tế. ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
