![]() |
Bà Liên sống sót sau 7 ngày ngã xuống vực sâu ở Yên Từ. Ảnh: TR.ĐỨC (Báo Người Lao Động) |
Cụ thể, theo thông tin từ chùa Yên Tử cùng công ty quản lý, khai thác danh thắng, một người phụ nữ 59 tuổi ở Hà Nội đã ngã trong khi leo lên chùa Đồng (Yên Tử). Người phụ nữ này kẹt ở vực sâu 7 ngày, 7 đêm cho tới lúc được tìm thấy và đưa lên.
Những hình ảnh, clip ghi lại được lúc người phụ nữ có tên Nguyễn Thị Bích Liên vừa lên khỏi vực khiến nhiều người bất ngờ. Theo đó, bà Liên ở điều kiện thể chất tương đối tốt, tinh thần minh mẫn, ổn định.
Bà kể cụ thể những thức ăn, đồ uống ở dưới vực như miếng cơm cháy, chai nước hay cây dương xỉ… đã giúp bà cầm cự được tới một tuần lễ.
Sau phút đầu ngỡ ngàng về câu chuyện thần kỳ, lập tức, rất nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra về những chi tiết “gờn gợn” của câu chuyện.
Đó là việc, ngày bà Liên đi, du khách không hề vắng, tại sao bà ngã mà không ai hay biết? Người nhà bà đâu, tại sao không phát thông tin tìm kiếm? Bằng cách nào mà bà có thể tồn tại cả tuần lễ dưới vực sâu, giữa mênh mang rừng một mình mà cả thể chất và tinh thần đều rất ổn định? Có hay không động cơ nào để một ai đó, một bên nào đó “dựng” lên câu chuyện kỳ bí này? Tại sao những ngày đầu khỏe khoắn gọi không ai nghe thấy, ngày thứ 7 (về lý phải mệt hơn) lại gọi được người tới cứu?
Những câu hỏi phản biện ngay khi gặp thông tin kỳ lạ là điều bình thường, nếu không muốn nói là lành mạnh. Bởi câu chuyện ở Yên Tử có quá nhiều điểm lạ thường. Và, những câu hỏi theo hướng tư duy thông thường cũng phần nào là "đề kháng" để dư luận tránh tin giả.
Sau đó, bà Liên được đưa về Hà Nội. Rất nhiều báo chí tới phỏng vấn bà. Trong đó, có nhiều đoạn clip phỏng vấn trực diện cả bà và người thân. Câu chuyện tương đối rõ ràng như sau:
Bà Liên đi lấy thuốc một mình, tiện đường bà rẽ qua Yên Tử tham quan, lễ Phật. Thời tiết cái ngày định mệnh ở trên chùa Đồng mù sương, mây, người đi cách nhau 10 mét không nhìn thấy nhau.
Bà Liên leo mệt, bà ngồi nghỉ ở ven đường. Lúc đứng lên, bà bị tiền đình và ngã xuống. Bà rơi đúng sườn núi có nhiều cây cỏ mọc và đọng rất nhiều rác mà du khách vứt xuống, vì thế mà bà không bị thương nghiêm trọng.
Quan trọng hơn, theo lời kể của bà Liên, dưới vực, nơi bà bị kẹt, gần như là một “bãi rác”. Đây là mấu chốt của mọi khúc mắc. Bà có ăn cây dương xỉ nhưng nguồn nước và thức ăn chính của bà tới từ bãi rác này và gói cơm cháy bà mang theo. Bà còn có thể dựng cả một “bức tường rác” để chắn gió sương.
Ngay cả nước, bà kể, bà lựa chọn chai bẩn để rửa tay chân, chai sạch để uống. Khá thú vị, trong câu chuyện, bà chia sẻ, bà xác định cùng lắm là thành “người rừng”. Tức là, bà không xác định chết, vì bà có nhiều lựa chọn sinh tồn dưới vực, nhờ cái “bãi rác” giữa rừng. Cũng bởi vậy, tinh thần bà khá ổn định.
6 ngày trước ở vực sâu là 6 ngày thời tiết xấu, gió quẩn, bà có thể nghe thấy tiếng người gọi nhau ý ới ở trên nhưng tiếng kêu cứu của bà theo gió mà dội xuống dưới. Ngày thứ 7 là ngày trời quang. Và hơn cả, bà tìm được một vỏ hộp sắt ở đống rác để gõ liên hồi tạo âm thanh.
Gia đình cũng chia sẻ sau một thời gian không thấy bà Liên về, chồng bà cũng đã báo cơ quan công an và xin trích xuất camera để dò tìm bà.
Câu chuyện giản đơn là vậy. Bà Liên cùng gia đình cũng khẳng định không có ý định “bán” câu chuyện hay kinh doanh điều gì liên quan. Sau phút vui mừng và giải thích cặn kẽ, giờ, họ cảm thấy mệt mỏi vì đời tư bị soi mói quá mức.
Câu chuyện người về từ đáy vực có lẽ cũng nên khép lại tại đây. Bởi những thông tin đời tư không cần thiết không đáng bị bới lên. Vì “bãi rác” dưới vực dường như soi tỏ mọi ngóc ngách câu chuyện. Sinh tồn giữa rừng thẳm hoang vu với sinh tồn giữa đống rác khác nhau hoàn toàn, dù vẫn là đáy vực, dù vẫn phải ăn dương xỉ một đôi lúc.
Và cái “bãi rác” trong khe núi, giữa rừng thiêng Yên Tử cứu bà Liên ấy không còn là vấn đề của bà và gia đình. Đó là vấn đề của đơn vị quản lý, khai thác di tích và ý thức người tham quan.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
![]() Toạ lạc ở địa thế hiểm trở, trên những đỉnh núi có độ cao từ 3.000m so với mặt nước biển, những công trình kiến ... |
![]() Nếu như trong 4 ngày Tết Nguyên đán 2021 (tính từ 29 tháng Chạp đến mùng 2 Âm lịch), lượng khách tham quan chỉ đạt ... |
![]() Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhiều nơi tại Đà Nẵng có mưa. Tuy nhiên, người dân và du khách ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
